TBKTSG số 18: Khát vọng hiện đại hóa
Tòa soạn TBKTSG
Các nước từng phát triển nhanh trong thời gian ngắn là nhờ khát vọng của lãnh đạo muốn đưa đất nước theo kịp các nước tiên tiến, từ đó tinh thần dân tộc được đề cao, người tài được trọng dụng, tinh thần doanh nghiệp được phát huy. Nhìn lại 40 năm thống nhất đất nước, “Khát vọng hiện đại hóa” là nội dung chuyên mục Sự kiện & Vấn đề của TBKTSG số này.
Bài viết “40 năm Việt Nam: cảm nhận từ Tokyo” của Trần Văn Thọ là câu chuyện kể về hai cơ hội - hai lần mơ ước về một nước Việt Nam phát triển của tác giả trong quá khứ và nhân dịp kỷ niệm nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước hiện nay, giấc mơ cũ lại đau đáu hiện về.
“Không có thất bại, chỉ có người bỏ cuộc” là một cuộc trao đổi của Đức Tâm với các gương mặt doanh nhân trẻ, tài năng, khát vọng. Câu chuyện khởi nghiệp của họ khơi nguồn cảm hứng cho giới trẻ trong thương trường.
TBKTSG số ra ngày thứ Năm, 30-4-2015, với các bài viết khác, xin giới thiệu với bạn đọc:
Đừng vội chủ quan với xuất khẩu xi măng (Mục Ý kiến): Việc xuất khẩu xi măng chỉ nên xem là một giải pháp tình thế khi nhu cầu tiêu thụ trong nước suy giảm và năng lực sản xuất thì quá dư thừa như hiện nay.
Tín hiệu không lời của tiền tệ (Hải Lý): Trong lúc ngân hàng nội thiếu tiền, ngân hàng ngoại đang thừa tiền. Nhìn tổng thể, tiền không thiếu trong nền kinh tế, nhưng thiếu cục bộ và sự mất cân đối sẽ còn đậm nét.
Bài học Ngân hàng Đại Dương (Hải Lý): Trong danh sách các ngân hàng yếu kém phải tái cơ cấu trong đợt 1 được Ngân hàng Nhà nước thông báo không có tên OceanBank. Vậy mà chỉ sáu tháng sau khi nguyên chủ tịch hội đồng quản trị OceanBank bị khởi tố, bắt giam, các cổ đông OceanBank mất toàn bộ tiền góp mua cổ phần ngân hàng.
Nhất thể hóa, đụng chạm nhiều lắm! (Minh Đức): Phỏng vấn bà Đỗ Thị Hoàng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh nhân việc Quảng Ninh có đề án kiến nghị cho thực hiện thí điểm hợp nhất Ban Tổ chức với Sở Nội vụ, Ủy ban Kiểm tra với Thanh tra, Ban Tuyên giáo với Sở Thông tin – Truyền thông, Văn phòng cấp ủy với Văn phòng HĐND-UBND.
Xuất khẩu thủy sản: mấu chốt nằm ở giá (Trung Chánh): Kim ngạch xuất khẩu thủy sản cả nước trong quí 1-2015 sụt giảm đến 17,4% so với cùng kỳ năm ngoái nhưng không phải đã hoàn toàn mất hết cơ hội để doanh nghiệp lấy lại đà tăng trưởng trong thời gian tới, nếu sản phẩm có giá bán cạnh tranh hơn.
Quyền đã trao, doanh nghiệp có sử dụng? (Minh Tâm): Doanh nghiệp sẽ sử dụng quyền của mình theo Luật Hải quan năm 2014 đến đâu?
Từ vụ Nhiệt điện Vĩnh Tân 2: Cảnh báo những quả bom nổ chậm khắp Việt Nam! (Nguyễn Đăng Anh Thi) : Nếu không có giải pháp quản lý toàn diện các trung tâm nhiệt điện than, trong thời gian không xa nữa, Việt Nam sẽ thực sự phải đối diện với thảm họa ô nhiễm môi trường nghiêm trọng hơn những gì vừa chứng kiến ở nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 (Bình Thuận).
Phát huy nội lực hay ngoại lực ? ( Tâm Dân ): Vị thế quốc gia mới là vấn đề đáng quan tâm nhất, còn lại mọi nguồn lực chỉ là phương tiện.
Địa ốc chờ luồng gió mới (Đình Dũng): Thị trường gần đây bắt đầu ghi nhận sự tham gia ngày càng nhiều hơn của nhà đầu tư Nhật.
Kỳ tích sau chiến tranh (Trần Trọng Thức): Điều gì làm nên những kỳ tích nếu không phải là một quyết tâm của cả dân tộc, một sự chọn lựa con đường đúng và trí tuệ lãnh đạo xuất sắc.
Nepal: Thiệt hại kinh tế sẽ vô cùng lớn (Ngọc Ý): Nepal vốn đã có nền kinh tế yếu và chậm phát triển từ trước trận động đất 7,8 độ richter làm chết mấy ngàn người vào cuối tuần qua. Kinh tế nước này được dự báo là sẽ “rơi tự do” nếu không có hỗ trợ từ quốc tế.
Trung Quốc: dân số ma, một thế hệ đánh mất (Thanh Hương): Chính sách một con mà Trung Quốc áp dụng từ thập niên 1980 đã tạo ra một thế hệ ma, những đứa con thứ hai hay thứ ba trong gia đình được đẻ lậu, không có khai sinh, không được đến trường và suốt đời sống trong bóng tối...
Trò chơi đổ lỗi (Minh Đức): Trong khi tiến trình đàm phán về vấn đề nợ của Hy Lạp với các định chế cho vay quốc tế vẫn tiếp tục bế tắc, các cuộc đấu trí giờ bắt đầu biến thành những màn đổ lỗi luẩn quẩn.
Lo lắng lập quỹ khoa học công nghệ (Thái Ngọc): Từ năm 2011 đã có quy định doanh nghiệp được dành tối đa 10% thu nhập chưa đóng thuế để lập quỹ khoa học công nghệ nhưng đến nay nhiều doanh nghiệp vẫn còn lúng túng trong việc lập quỹ do sự thiếu thống nhất của các văn bản pháp luật.
Thiệt hại do tỷ giá, có thể phòng ngừa được không? (Thu Nguyệt): Việc sử dụng các sản phẩm phòng ngừa rủi ro tỷ giá chưa phổ biến đối với các doanh nghiệp Việt Nam do chưa có cơ chế nội bộ (tức chấp nhận thiệt hại nếu tỷ giá giảm) và chưa thực sự hiểu rõ về các sản phẩm phái sinh.
Trách nhiệm hình sự của pháp nhân: sao lại chối bỏ? (Lê Quang Vy): Một điều không thể phủ nhận là đã, đang và sẽ có không ít những pháp nhân gây hậu quả lớn cho xã hội đến mức phải xử lý hình sự như làm ô nhiễm môi trường, rò rỉ phóng xạ, xả lũ thủy điện gây lụt lộ hoặc gian lận trong quan hệ tín dụng, cạnh tranh bất chính…
Kể câu chuyện Việt Nam bằng tem và tranh cổ động! (Nguyễn Vinh): Phỏng vấn chủ nhân bộ sưu tập gần 1.000 posters tranh cổ động và hàng trăm con tem giai đoạn 1959-1975, ông Dominic Scriven - Giám đốc điều hành Dragon Capital, kiêm ông chủ phòng tranh tư nhân.
M&A và sự dịch chuyển tâm trạng (Thanh Thương- Minh Tâm): Khác với mấy năm trước, giờ đây, những thông tin về chuyện doanh nghiệp này “bị’ doanh nghiệp khác mua đã… bớt “nóng”!
Sức mạnh rút lui! (Trish Summerfield - Phạm Thị Sen dịch): Một khi chúng ta học cách “rút lui” từ trong tinh thần trước những thách thức và căng thẳng, ta có thể đưa vào cuộc sống nhiều quyền lựa chọn và có những quyết định sáng suốt hơn.
M&A: sôi động cả lĩnh vực cũ và mới (Linh Trang): Đặc biệt, sự chuyển hướng M&A sang lĩnh vực cơ sở hạ tầng đang là một nét mới và thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư.
Nhượng quyền trong lĩnh vực đường sắt: Bước đi chậm chạp (Ngọc Lan): Khởi động chậm và ngành đường sắt cũng chỉ mới tính chuyển nhượng những thứ dễ nhất.
Ưu đãi thuế ngành công nghiệp hỗ trợ: Bình mới, rượu cũ? (Cao Thị Hoàng Oanh, Nguyễn Vân Quỳnh): Còn khá lâu nữa thì các doanh nghiệp có dự án đầu tư vào ngành công nghiệp hỗ trợ mới tiếp cận được các chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ.
Không đọc bản sao kê tài khoản: coi chừng mất quyền, mất tiền (Nguyễn Thành Trân): Không đọc, không báo cho ngân hàng khi nhận thấy sai biệt trên bản sao kê so với thực tế, bạn đang đối mặt với nguy cơ mất quyền khiếu nại đối với những mất mát trên tài khoản của mình.
“Văn hóa từ chức” ở Hàn Quốc (Danh Đức): Đơn giản vì bản thân ông Lee cùng chức vụ thủ tướng chẳng được xem như là “thần thánh”!. Và, trong bối cảnh cạnh tranh trên chính trường, đảng của ông ta sẽ phải thanh lọc ngay “con sâu làm rầu nồi canh” chứ không thể đứng ra làm thành trì bảo vệ.
Người trong một nước (Đoàn Khắc Xuyên): Những hành động thực tế vì tình “người trong một nước” như thế hẳn sẽ thúc đẩy sự thu hẹp khoảng cách giữa người trong một nước ở “tầm vĩ mô” đến nhanh hơn, sớm hơn.
Câu chuyện ngoại ngữ (Bình Vương): Lớp trẻ ngày nay sẽ rất khó hình dung ra những năm dài xã hội ta đóng chặt cửa với thế giới. Công dân không được tự tiện tiếp xúc với người nước ngoài. Chọn học thứ tiếng nào chủ yếu là theo nhu cầu chính trị.
Thua cũng cần mạnh mẽ (Việt Linh): Buồn, không tới được nơi mình muốn nhưng vì sự sống của con người, viên thuyền trưởng đủ mạnh để dừng cuộc thám du tâm huyết, khi nó trở thành nguy hiểm, vô ích.
Di sản kiến trúc và ký ức lịch sử Sài Gòn (Công Thắng): Một cuốn sách, một công trình khảo sát công phu ba thời kỳ chính trong quá trình phát triển đô thị Sài Gòn: Sài Gòn từ nguyên thủy đến 1859; kiến trúc và quy hoạch đô thị Pháp tại Sài Gòn; từ Sài Gòn đến TPHCM- sự tăng trưởng và những đổi thay kể từ 1945.
Ai cũng sinh ra bên một dòng sông (Nguyễn Vũ Mộc Thiêng): Mọi hiện tượng xã hội đều có nguyên do và liên hệ biện chứng qua lại. Xin hãy cứu những dòng sông đang bị bức tử. Cũng là cứu những giá trị đạo đức xã hội đang xuống đáy.