TBKTSG số 32-2014: Quan hệ ngân hàng- cổ đông lớn
Tòa soạn TBKTSG
(TBKTSG Online) - Sự kiện các lãnh đạo tập đoàn Thiên Thanh bị bắt đang thu hút sự quan tâm của dư luận.
TBKTSG tuần này xin giới thiệu bài viết “Chuyện “bếp núc” Ngân hàng Xây dựng” của nhà báo Hải Lý. Cho tới khi đã “mua” Xây dựng, Thiên Thanh vẫn là cái tên lạ lẫm, giới tài chính cũng không mảy may biết họ là ai. Vì sao đang tái cơ cấu nhưng Xây dựng lại ủy thác cho một khách hàng tới 900 tỉ đồng để đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp? Vì sao mới chỉ thuê mặt bằng không thôi chứ chưa xây trụ sở, Xây dựng đã bỏ ra “tiền tươi” hơn ngàn tỉ đồng? Cụ thể mối quan hệ hợp tác của Vietcombank với Xây dựng trong lúc dầu sôi lửa bỏng này như thế nào và sẽ kéo dài trong bao lâu?
Vấn đề đang xảy ra với Ngân hàng Xây dựng và tập đoàn Thiên Thanh một lần nữa đặt lại câu hỏi về việc làm sao kiểm soát việc các ông chủ doanh nghiệp tìm cách mua các ngân hàng rồi dùng tiền của ngân hàng để làm chuyện sai trái, phục vụ lợi ích riêng.
Chuyên mục “Sự kiện và vấn đề” tuần này của TBKTSG “Nhìn lại quan hệ ngân hàng-cổ đông lớn”, giới thiệu ý kiến của ba chuyên gia kinh tế, lý giải vì sao những quy định, quy trình về đảm bảo an toàn cho vay hiện nay tuy “chặt” trên giấy nhưng lại “lỏng” trong thực tế, đồng thời đưa ra giải pháp để bịt lỗ hổng thực thi. Với ông Đỗ Thiên Anh Tuấn, ấy là do “Quy định để… cho có” bởi các mối quan hệ sở hữu chéo đã vô hiệu hóa chúng. Trước mắt, ông Đinh Tuấn Minh nhấn mạnh giải pháp “Nên tăng thành viên hội đồng quản trị độc lập”. Còn căn cơ, theo ông Hồ Quốc Tuấn, “Ngân hàng phải trong tay người muốn làm ngân hàng”.
Ngoài ra, TBKTSG phát hành thứ Năm, ngày 7-8-2014 còn nhiều bài viết đáng chú ý khác:
Luật pháp có bó tay trước nạn bảo kê?- Mục ý kiến: Nếu tình trạng này không sớm được giải quyết dứt điểm, thì quy định kiểm soát tải trọng xe xem như thất bại.
Đặt tên doanh nghiệp: Tục kỵ húy sắp tái sinh-Trần Thanh Tùng: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL ) đang dự thảo một thông tư về đặt tên doanh nghiệp, trong đó cấm doanh nghiệp đặt tên theo tên danh nhân...
Khi Bộ trưởng “vi hành”- Chiến Thắng: Khi một Bộ trưởng “tác nghiệp cụ thể” tại hiện trường, có thể ông ta mới chỉ thấy hiện tượng mà chưa thấy hết được bản chất đằng sau, vì vậy có thể những quyết định ban hành ngay cũng là vội vã.
Cái giá của rủi ro- Lan Nhi: Tại sao khi thua kiện nhà thầu Hàn QUốc SK E&C tại dự án Vân Phong, Vinalines lại gửi đơn “kêu cứu” lên Thủ tướng, trong khi Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam là do hai bên lựa chọn để giải quyết tranh chấp khi ký hợp đồng?
Làm thủy điện kiểu nghiệp dư!- Văn Nam: Chuyện gì đang xảy ra với dự án thủy điện mà chưa đến một năm đã hai lần vỡ đập?
Danh chính thì ngôn mới thuận- Gia Minh: Sự nhập nhằng trong vai trò “kiêm nhiệm” của đại biểu quốc hội cũng như chuyện vừa đá bóng vừa thổi còi
Vinafood 2 và AGPPS bắt tay, có tạo ra độc quyền?- Huỳnh Văn: Hai bên đang lên kế hoạch biến 30% diện tích canh tác lúa của đồng bằng sông Cửu Long trở thành vùng nguyên liệu xuất khẩu của họ. Chưa biết kết quả của cái bắt tay này tới đâu nhưng mối lo lắng về một sự độc quyền đã xuất hiện trong giới chuyên môn.
Sức mua giảm mà vốn ngoại vẫn đổ vào- Quế Thanh: Trong lúc các nhà bán lẻ trong nước còn đang tập trung để giữ doanh thu không sụt giảm, còn khá hơn là tăng doanh thu, thì các nhà bán lẻ nước ngoài cũng âm thầm mở rộng sự hiện diện của họ ở thị trường Việt Nam.
Quy định ngưỡng “1 tỉ đồng”, lợi bất cập hại?- Quốc Vinh: Chỉ vì muốn hạn chế tình trạng doanh nghiệp mua bán hóa đơn giá trị gia tăng mà hạn chế luôn sự gia nhập thị trường và cạnh tranh bình đẳng của các doanh nghiệp nhỏ.
Làng chài trên đảo Bích Đầm- Quang Chung: Để người dân bản địa không là “kẻ ngoài cuộc” trong quá trình phát triển thì cách làm du lịch cần phải được Nhà nước giám sát - không thể phát triển theo kiểu xóa sổ cả làng chài ở Hòn Một để xây khu nghỉ dưỡng được.
Cuộc chiến của Hoa Sen - Nguyễn Vinh: Nếu quản lý rủi ro không tốt thì sớm muộn gì rủi ro cũng sẽ đến. Bài học từ đại học Hoa Sen là bài học lơ là trong quản lý. Việc phân quyền là tốt, nhưng có cơ chế giám sát rủi ro, minh bạch và khả năng tự kiểm soát.
Khi đại học tư thục cạnh tranh- Hoàng Thục Minh: Xu hướng chuyển sang trường tư ở nhiều quốc gia cũng đang dần lan đến Việt Nam, và đó vẫn là cơ hội cho các nhà đầu tư nghiêm túc, dài hạn và có tay nghề.
Đời là những chuyến đi- Nguyễn Quỳnh Sa: Sở thích “xê dịch” đôi khi còn giúp ích cho hoạt động kinh doanh của các doanh nhân. Nhiều cơ hội có thể được tìm thấy sau những chuyến đi.
Vốn ngoại trở lại với bất động sản- Quốc Hùng: Có những dự báo vốn ngoại sẽ tiếp tục chảy vào bất động sản trong thời gian tới.
Nghề quản lý- Hữu Long: Nhận thức một cách đầy đủ rằng quản lý là một nghề thì có vẻ như vẫn còn có gì đó mơ hồ, chưa trọn vẹn. Đó cũng chính là vấn đề của các nhà quản lý.
‘Đèn xanh” cho kinh doanh tên miền- Chí Thịnh: Quyết định số 38/2014/QĐ-TTg tạo cơ hội hội kinh doanh hợp pháp “của bằng vàng” cho các nhà đầu tư tên miền.
Argentina và cuộc vỡ nợ mới- Thanh Hương: Standard & Poor’s đã hạ xếp hạng tín nhiệm nợ của Argentina xuống “vỡ nợ một phần”- lần bị tuyên bố vỡ nợ thứ hai trong vòng 13 năm. Sự kiện này gây tranh cãi về thị trường mua bán nợ và vấn đề tái cấu trúc nợ quốc gia.
Nhật Bản: cầu viện lao động nữ- Minh Đức: Thủ tướng Shinzo Abe đang tìm cách thúc đẩy các bà mẹ trở lại làm việc sau khi sinh con.
Việt Nam đang ở đâu trong Asean?- Tư Giang: Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) vừa được thông qua có cách tiếp cận: đặt yêu cầu sửa đổi trong cuộc đua tranh quốc tế
Tiền thôi, chưa đủ!- Thành Nam: Nhìn lại những thất bại của chương trình cho vay đánh bắt xa bờ năm 1997 để rút ra những bài học xương máu, đó là ý kiến của một lãnh đạo ngân hàng khi bàn về việc triển khai Nghị định 67 cho ngư dân vay ưu đãi để đóng tàu hiện nay.
Phân hóa kết quả kinh doanh quí 2- Bình An: Ngành chứng khoán phân tốp, vận tải biển khó khăn chưa dứt, dầu khí tích cực nhưng phân hóa, “anh cả” VNE lỗ sâu.
Cụm bài có tính chất diễn đàn xung quanh nội dung khoản 3 điều 297 dự thảo Bộ luật Dân sự: bên thế chấp có thể tự do bán tài sản thế chấp mà không cần có sự đồng ý của bên nhân thế chấp. Tác giả Bùi Đức Giang cho rằng “Khó có thể truy đòi tài sản thế chấp đã bị đem bán”. Tác giả Lê Trong Dũng đặt câu hỏi “Liệu có hợp pháp hóa vấn đề tẩu tán tài sản thế chấp?”. Tác giả Lương Văn Trung có góc nhìn khác: “Bán tài sản thế chấp” nên công bằng hơn với bên vay”.
Thế giới vị tha- Dương Trọng Huế: Thế giới những ngày qua đã phơi bày một thực tế rõ ràng rằng con người vẫn còn quá tham sân si với các quan điểm khác biệt để có thể sẵn sàng vị tha hơn với đồng loại của mình.
Không chỉ có văn hóa chạy việc- Giang Nguyễn: Có lẽ không ai còn xa lạ với cụm từ “ưu tiên cho con em trong ngành” trong chính sách tuyển dụng của nhiều tổ chức, doanh nghiệp nhà nước hoặc có yếu tố nhà nước.
Gộp chung hai kỳ thi: hướng đi hợp lý- Huỳnh Thế Du: Đâu là những giải pháp để kỳ thi chung quốc gia- trên cơ sở gộp kỳ thi tốt nghiệp phổ thông và thi đại học lại với nhau- hiệu quả?
R&D và câu chuyện kiến tạo niềm tin-Nguyễn Vĩnh Nguyên: “Nhiều đồng nghiệp của tôi làm nghiêu cứu trong trường đại học, mày mò phát minh được nhiều thứ hay ho, thế nhưng khi đem ra trình diễn nghiệm thu đề tài, có người hỏi đầu ra thế nào, bán giá ra sao, tác giả không trả lời được”, ông Phan Thanh Bình, Giám đốc đại học Quốc gia TPHCM kể.
Giữa biển Đông nghe câu vọng cổ - Nguyễn Minh Hải: Phải chăng câu vọng cổ không chỉ là tiếng hát, đó như là tiếng của quê nhà, của xứ sở đang tâm tình với người đi xa?