Thứ Bảy, 5/10/2024
35.6 C
Ho Chi Minh City

TBKTSG số Tân niên: Về đâu kinh tế tư nhân

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

TBKTSG số Tân niên: Về đâu kinh tế tư nhân

Tòa soạn TBKTSG

(TBKTSG Online) - Dự thảo báo cáo chính trị của Trung ương tại Đại hội Đảng XII đã nêu ra định nghĩa mới về khái niệm kinh tế thị trường định hướng XHCN. Điểm đáng chú ý là, bên cạnh quan điểm kinh tế nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo, dự thảo khẳng định kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế, các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật.

Phát triển kinh tế tư nhân là chủ đề của chuyên mục Sự kiện & Vấn đề trên TBKTSG số Tân niên tuần này, với các bài viết:

Từ nỗi lo thường ngày của doanh nghiệp (Tư Giang): Vấn đề không chỉ ở chỗ phải đưa Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư mới vào cuộc sống, mà ông Bùi Quang Vinh, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư còn một tham vọng lớn hơn: bộ này sẽ hoàn thành dự thảo Luật Doanh nghiệp vừa và nhỏ ngay trong năm 2015 này.

Kinh tế tư nhân vẫn chưa hết khó (Bùi Trinh, Nguyễn Huy Minh): Từ trước đến nay, khu vực kinh tế ngoài nhà nước luôn có tỷ trọng đóng góp cao nhất trong GDP, trong đó quan trọng nhất phải kể đến là khu vực kinh tế cá thể. Nhưng…

Phát triển kinh tế dân doanh để tăng trưởng bền vững (Lê Đăng Doanh): Chi phí ngoài pháp luật của doanh nghiệp Việt Nam chiếm từ 72-107% lợi nhuận trước thuế, với gánh nặng chi phí như thế thì doanh nghiệp không thể lớn lên được là điều dễ hiểu. Vì vậy, Chính phủ đã coi cải cách thể chế là khâu đột phá…

Những bài viết phân tích, bình luận khác về các vấn đề thời sự trên TBKTSG số 10, ra ngày 5-3-2015, xin giới thiệu với bạn đọc:

Nhà nước nên bán nhiều hơn nữa (Mục Ý kiến): Bên cạnh đường cao tốc, cảng biển, sân bay, vẫn còn rất nhiều những tài sản hữu hình và vô hình khác dưới dạng quyền kinh doanh có thể cân nhắc đưa vào danh sách bán. Để làm việc này, trước hết cần giải tỏa nút thắt về quan điểm các dịch vụ mang tính chất cộng đồng phải nằm trong tay nhà nước…

Dưới bóng râm tỷ giá (Hải Lý): Là chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại VietinBank, Vietcombank, BIDV, MHB, hàng năm Ngân hàng Nhà nước có số thu nhiều ngàn tỉ đồng từ cổ tức tiền mặt được chia của các ông lớn trên. Tuy nhiên, năm 2014,  số cổ tức nhận được không đủ bù đắp phần thiếu hụt từ trả lãi tín phiếu…

Tết và GDP (Lê Hồng Giang): Câu nói cửa miệng ‘Để ra Tết rồi tính” phản ánh một thực trạng là kỳ nghỉ Tết truyền thống làm gián đoạn nhiều hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh. Sự lệch pha giữa kỳ nghỉ năm mới của Việt Nam so với thế giới cũng có tác động tiêu cực khi nền kinh tế ngày càng hội nhập.

Khi con nợ mua chủ nợ (Đỗ Thiên Anh Tuấn): Thực trạng sở hữu chéo cũng như những hệ lụy của nó nhưng ở một góc nhìn khác - góc nhìn của con nợ khi nó mua và giành quyền kiểm soát chủ nợ đang ốm yếu và cần được tái cấu trúc.

Nhận thức mới về kinh tế thị trường định hướng XHCN? (Trần Ngọc Thơ): Việc thêm vào cụm từ “nền kinh tế thị trường phải do Đảng lãnh đạo” liệu có làm cho môi trường công bằng hơn cho mọi người và khu vực kinh tế tư nhân?

Tham nhũng hệ thống (Nguyễn Vũ): Công luận cũng đã nhắc đến hiện tượng này dưới các tên gọi khác nhau như lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ. Nhưng chỉ khi chúng ta xác định rõ nó là một dạng tham nhũng, gây hại cho xã hội thì mới mong tìm ra phương cách ngân chặn…

Vì sao chính khách Mỹ phản đối TPP? (Nguyễn Vạn Phú): Bài viết của bà Thượng nghị sĩ Elizabeth Warren trên Washington Post chỉ đề cập đến một điểm duy nhất - đó là cơ chế “Giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư và nhà nước”, gọi tắt là ISDS. ISDS là công cụ tốt cho công ty giàu tiềm lực tài chính chứ doanh nghiệp từ các nước đang phát triển không mảy may hy vọng nó đem lại công bằng cho hoạt động của họ tại nước ngoài. Đó mới là điểm đáng lo chứ không phải viễn cảnh mà bà Warren vẽ ra là nó sẽ chuyển quyền lực từ hệ thống tòa án Mỹ sang các trọng tài quốc tế dễ bị tác động.

Liệu có bán được ngay sân bay, đường cao tốc? (Lê Anh): Trong khi việc bán như thế nào, giá cả ra sao và nhiều vấn đề khác chưa được  làm rõ thì kế hoạch bán các dự án này của Bộ GTVT ngay trong năm nay có thể chỉ thành công ở một số hạng mục.

Để không còn tình cảnh con kiến kiện củ khoai (Nguyễn Ngọc Điện): Ở các nước, quyền tẩy chay hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp có “vấn đề” là quyền… tập thể, được thực hiện dưới sự điều khiển của hội người tiêu dùng chứ không chỉ là quyền của cá nhân riêng lẻ như ở nước ta.

Mỹ có thể soán ngôi vua dầu mỏ? (Ngọc Ý): Đang có nhiều nhận định và dự đoán khá trái ngược của các chuyên gia và tổ chức uy tín nhất về giá dầu.

Cuộc đua tới tương lai xe tự lái (Thanh Hương): Những tranh luận về xe tự lái cũng đã bớt mơ mộng phấn khích và bắt đầu thực tế hơn.

Ngân sách tài khóa 2015-2016 của Ấn Độ: không có đột phá (Minh Đức): Chính phủ Ấn Độ chấp nhận mở rộng thâm hụt ngân sách để thúc đẩy nền kinh tế, trong khi vẫn duy trì trợ cấp cho người nghèo.

Luôn chuyển động… (Nguyễn Tân Kỷ): Thật không dễ hình dung những người khổng lồ như Sony trong ngành thiết bị điện tử gia dụng hay McDonald’s cha đẻ của ‘thức ăn nhanh” lại có ngày vật lộn với nguy cơ bị xóa sổ.

Giày nội địa và những hướng đi mới (Trần Thu): Kênh bán lẻ hiện đại, cập nhật xu thế thời trang…., thay vì chạy theo sản phẩm giá rẻ.

“Nóng”, ngành quản lý khách sạn (Đào Loan): Giống như gần chục năm nay, phần lớn thị phần thuộc về các tập đoàn nước ngoài.

Khởi nghiệp?... có 84 vạn pháp (Nguyễn Quang Bình): Mượn từ nhà Phật để nói rằng có tới 84 vạn pháp… khởi nghiệp đâu có chi là quá đáng!

Ân tình và đền đáp (Vân Oanh): Việt Nam có lẽ là nơi để lại cho Anthony James Agnew, người đàn ông mang quốc tịch Úc, nhiều cảm xúc khác nhau nhất. Từ yêu đến ghét, từ tin tưởng đến thất vọng, song ông vẫn quyết định gắn bó, lấy vợ, sinh con và đầu tư toàn bộ tài sản vào đây để làm ăn…

Hành trình đến với những ý tưởng xanh (An Yên): Trong sự phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ của công nghệ, những nhà sản xuất không chỉ chịu áp lực về thị trường, nguồn khách hàng, nguồn nguyên liệu mà còn cả những yêu cầu về phương thức phát triển bền vững.

Điều ước cho năm mới (Aruna Ladva, Phạm Thị Sen dịch): Có khi nào bạn nghĩ đến chuyện “tái tạo” con người mình để cho ra một “TÔI” hoàn toàn mới không?

Eximbank: đại chúng trước hết phải ‘sạch” (Hải Lý): Báo cáo tài chính hợp nhất quí 4-2014 của Eximbank khiến không ít nhà đầu tư và cổ đông ngỡ ngàng khi lợi nhuận sau thuế năm 2014 chỉ có 56 tỉ đồng. Chuyện gì đang xảy ở ngân hàng này? Một bức tranh ‘sạch”…

Lại “nóng” chuyện sáp nhập ngân hàng (Linh Trang): Quá trình M&A hiện đang nhận được sự ủng hộ và hỗ trợ rất lớn từ cơ quan quản lý thị trường nên trong thời gian tới,  nhiều thương vụ sẽ chính thức được “chốt sổ”.

Bảo vệ người tiêu dùng trước người… cho vay (Nguyễn Thành Trân): Dự thảo thông tư quy định hoạt động tín dụng tiêu dùng hiện nay được thiết kế trước hết nhằm bảo vệ ngân hàng chứ không phải người vay. Các nhà soạn thảo luật có thể tham khảo trường hợp hai công ty tài chính Úc bị tòa án liên bang nước này tuyên phạt tới gần 19 triệu đô la Úc…

Khi thị trường quyết định số phận lãnh đạo DNNN (Ngọc Lan): Quyết định bán phần lớn hoặc bán hết vốn nhà nước tại doanh nghiệp khiến nhiều lãnh đạo các doanh nghiệp nhà nước lớn phải đứng trước lựa chọn hoặc tiếp tục gắn bó với ngành hoặc phải ra đi.

Khi điền trạch trở thành “lẽ sống”! (Danh Đức): Người ta phải khai thác tối đa cái ghế để vơ vào càng nhiều điền trạch càng tốt! Người ta = công chức!

Thiên hạ quan tâm chuyện gì? (Nguyễn Vũ): Có vẻ công luận nước nhà không mấy lo toan những vấn đề dài hơi, ảnh hưởng đến mọi người mọi nhà, chỉ “chộn rộn” những biểu hiện bề ngoài của một xã hội đang chịu nhiều thay đổi. Đó mới là điều đáng ngại của nền báo chí trong tương lai- khi nó không đóng vai trò dẫn dắt được công luận.

Sự xuống cấp mang tính hủy diệt của văn hóa (Nguyễn Quang Thân): Tin vào tâm linh không có gì để bàn, nhưng lấy cái gọi là “tâm linh” nhảm nhí, lố bịch đã từng bị quẳng vào sọt rác của lịch sử văn minh thay cho lý tưởng cao đẹp vì nhân quần xã hội chắc chắn chỉ là sự xuống cấp không phanh có tính hủy diệt của văn hóa.

Có một hệ tri thức bản địa ở Tây Nguyên bị đánh mất (Phạm Thành Thôi): ….Hệ tri thức ấy nay chỉ còn ý nghĩa “bảo tồn” và được “lưu giữ” chủ yếu qua sách vở hay lễ hội được sân khấu hóa. Trong cuộc sống thường ngày, người Tây Nguyên đang cảm thấy xa lạ với tri thức bản địa do chính mình đã trải nghiệm và tích lũy.

Như hôm em đi lễ chùa… (Nguyễn Vĩnh Nguyên): Hình thái lễ hội vẫn còn đó,  nhưng những giá trị truyền thống tốt đẹp đã không còn. Rất có thể, đó là hệ lụy của một giai đoạn dài torng lịch sử, vì nhiều lý do khách quan, người ta không được/ không quen sống trong không gian thực hành văn hóa tín ngưỡng lành mạnh.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới