Thứ Năm, 25/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Tê giác Java tại Việt Nam đã tuyệt chủng

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Tê giác Java tại Việt Nam đã tuyệt chủng

Ngọc Hùng

Tê giác Java tại Việt Nam đã tuyệt chủng
Tê giác một sừng tại Việt Nam được cho là đã tuyệt chủng. Ảnh: TL.

(TBKTSG Online) – Tê giác Java một sừng (Rhinoceros sondaicus annamiticus) tại Việt Nam đã tuyệt chủng. Đây là khẳng định của Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) và Quỹ bảo tồn tê giác quốc tế (IRF) trong thông cáo báo chí phát đi chiều ngày 25-10.

>>> Thủy điện sẽ ảnh hưởng loài tê giác tại vườn Cát Tiên

>>> Tìm thấy dấu hiệu loài tê giác một sừng tại Việt Nam

Theo hai tổ chức trên, kết luận này được đưa ra là dựa trên kết quả phân tích gen của 22 mẫu phân do nhóm khảo sát của WWF và Vườn Quốc gia Cát Tiên thu thập từ năm 2009 đến  2010. Kết quả cho thấy tất cả các mẫu phân này đều thuộc con tê giác được tìm thấy tại Vườn quốc gia Cát Tiên vào tháng 4-2010 do trúng đạn của kẻ săn trộm.

“Chúng ta đã đánh mất vĩnh viễn một phần di sản của thiên nhiên, một biểu trưng của giá trị đa dạng sinh học tại Việt Nam ”, bà Trần Minh Hiền, Giám đốc WWF tại Việt Nam nói trong thông cáo báo chí.

Trước năm 1988, tê giác Java từng được coi đã tuyệt chủng trên phần đất liền tại châu Á cho đến khi các nhà khoa học phát hiện một cá thể tê giác bị săn bắn tại khu vực Cát Tiên.

Bắt đầu từ năm 1990, một số tổ chức trong và ngoài nước bắt đầu công tác bảo tồn quần thể tê giác Java còn lại ở Vườn quốc gia Cát Tiên. Đến năm 2004, một cuộc khảo sát của trường đại học Queen, Canada đã phát hiện có ít nhất 2 con tê giác còn sống tại Vườn quốc gia Cát Tiên.

Tổ chức WWF cho rằng mất sinh cảnh sống là yếu tố then chốt dẫn đến sự tuyệt chủng của tê giác Java tại Việt Nam, đồng thời cảnh báo rằng việc thực thi pháp luật không thỏa đáng, quản lý thiếu hiệu quả, xâm lấn đất và xây dựng cơ sở hạ tầng bên trong và gần các khu vực được bảo vệ chỉ làm tăng thêm áp lực cho các quần thể loài vốn đã dễ bị tổn thương trong các khu vực này.

Theo Quỹ bảo tồn tê giác quốc tế, hiện chỉ còn lại một quần thể tê giác Java khoảng 50 con tại Indonesia. Vì thế, tê giác Java tại châu Á đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng.

Còn WWF cảnh báo không chỉ có tê giác Java mà còn nhiều loài như hổ, voi châu Á, các loài như sao la, voọc mũi hếch và cá sấu Xiêm (Thái Lan) đang cũng đang trên bờ tuyệt chủng.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới