Chủ Nhật, 22/12/2024
27 C
Ho Chi Minh City

Thép HRC nhập khẩu tăng mạnh bất chấp các cuộc điều tra chống phá giá

Bình Dương

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

(KTSG Online) - Theo Cục Hải quan, lượng thép cuộn cán nóng (HRC) nhập khẩu vào Việt Nam trong tháng 9 đã tăng đột biến lên 1,2 triệu tấn, cao hơn 34% so với tháng trước và gấp hơn 2 lần sản lượng sản xuất trong nước, bất chấp điều tra chống bán phá giá.

Lượng thép HRC nhập khẩu vào Việt Nam vẫn tăng mạnh bất chấp điều tra chống bán phá giá. Ảnh: TL

Lũy kế 9 tháng, lượng thép HRC nhập khẩu vào Việt Nam đạt gần 8,8 triệu tấn, cao hơn 26% so với cùng kỳ năm trước và bằng 171% sản xuất trong nước, baochinhphu.vn đưa tin.

Trong đó, Trung Quốc chiếm tới 72% tổng lượng thép HRC nhập khẩu, tương đương 6,3 triệu tấn, vượt xa sản lượng tiêu thụ của các doanh nghiệp sản xuất nội địa.

Để giải quyết tình trạng thừa cung và giảm hàng tồn kho, các nhà sản xuất thép Trung Quốc đã không ngừng giảm giá bán sản phẩm, khiến giá thép trên thị trường quốc tế giảm sâu, tạo điều kiện cho thép Trung Quốc chiếm một phần lớn thị trường nhập khẩu của Việt Nam.

Đáng chú ý, lượng thép HRC vẫn tiếp tục đổ vào Việt Nam một cách đáng kể, bất chấp các biện pháp điều tra chống bán phá giá đang được tiến hành.

Trước đó, ngày 26-7, Bộ Công Thương chính thức khởi động cuộc điều tra chống bán phá giá đối với một số loại thép cuộn cán nóng nhập khẩu từ Trung Quốc và Ấn Độ.

Theo quy định, cơ quan điều tra có quyền đề xuất Bộ trưởng Bộ Công Thương áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời. Mức thuế áp dụng sẽ không vượt quá mức chênh lệch giá được xác định trong quá trình điều tra sơ bộ.

Để đối phó với tình trạng trên, một số nước trong khu vực như Thái Lan và Indonesia đã áp dụng cả thuế chống bán phá giá và thuế nhập khẩu tối huệ quốc (MFN) đối với thép cán nóng nhập khẩu. Tuy nhiên, năng lực sản xuất thép của hai nước này vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu trong nước, chỉ đạt lần lượt 43% và 65%.

Theo PGS.TS Ngô Trí Long, tình hình nhập khẩu thép HRC hiện nay đang đặt ra nhiều thách thức đối với ngành sản xuất trong nước. Việc Bộ Công Thương tiến hành điều tra là một bước đi cần thiết để đảm bảo cạnh tranh công bằng trên thị trường.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới