Thị trường và phúc lợi người tiêu dùng
Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright
Bài 8: Thị trường và phúc lợi người tiêu dùng
Các giao dịch trên thị trường làm cho cả người mua và người bán cùng được lợi. Khi một người tiêu dùng (NTD) mua phở, cô ta muốn thỏa mãn cơn đói của mình hơn là để dành 6.000 đồng trong túi. Còn tiệm phở cũng sẵn lòng bán, vì họ muốn được tiền hơn là giữ lại phở trong cửa tiệm. Khi có nhiều người mua phở và nhiều người bán phở, thì cả đôi bên đều có lợi.
Lợi ích mà người mua và người bán thu được từ những giao dịch trên thị trường góp phần hình thành nên phúc lợi kinh tế (chúng ta sẽ định nghĩa chi tiết khái niệm này trong những bài tới). Chúng ta phân tích lợi ích của NTD dựa theo đường cầu ở hình bên. Mức giá (đồng/đơn vị hàng) được thể hiện trên trục tung và lượng cầu được thể hiện trên trục hoành (đơn vị hàng/thời kỳ).
Đường cầu dốc xuống vì NTD sẽ tăng lượng cầu khi giá giảm.
Trong một thị trường cạnh tranh, mọi người mua đều trả theo giá cân bằng (P*). Nhưng dựa vào đường cầu, ta thấy nếu số lượng hàng hóa bị hạn chế, một số NTD sẽ sẵn sàng trả giá cao hơn. Những người này sẽ có được thặng dư tiêu dùng tương đương với chênh lệch giữa giá trị do họ nhìn nhận từ món hàng và giá cân bằng thị trường.
Tổng thặng dư NTD được xác định bởi diện tích tô đậm trên đồ thị, bên dưới đường cầu và trên đường giá P*. Nếu lượng hàng bán ra ít hơn thì tổng thặng dư NTD sẽ nhỏ hơn. Tại mức giá cân bằng P*, NTD sẽ không mua một lượng hàng nhiều hơn . Do đó, khi giá cân bằng là P*, thì thặng dư NTD sẽ được tối đa hóa tại lượng cân bằng.
Bài viết kỳ tới sẽ nói về cách đo lường lợi ích của người bán.
English:
Markets and consumer welfare
Market transactions make buyers and sellers better off. When a consumer buys phở, she does so because she prefers to satisfy her hunger rather than keep VND6,000 in her pocket. The phở shop is pleased to sell because they prefer to earn money instead of keeping phở on hand. When many consumers buy many bowls of phở from many sellers, they are all better off.
The gains that buyers and sellers receive from market transactions contribute to the economic welfare (we will deliberately define this concept in future articles). We analyze consumers' gains with the demand curve shown below. Price (VND/unit) is on the vertical axis and quantity demanded (units/time period) is on the horizontal axis.
Demand slopes down because consumers increase quantity demanded as price falls.
In a competitive market consumers all pay the equilibrium price (P*). But, according to our demand curve, if the quantity were restricted, some consumers would be willing to pay higher prices. These consumers receive consumer surplus equal to the difference between the value they perceive from the good and the equilibrium price.
Total consumer surplus is defined as the area below the demand curve, but above P*; it is the shaded area in the diagram. If the quantity sold is less than then total consumer surplus is smaller. At equilibrium price P* consumers will not buy more than . Therefore, when the equilibrium price is P* consumer surplus is maximized at the equilibrium quantity.
The next article shows how the sellers' gains are measured.