Thứ Hai, 2/09/2024
35.6 C
Ho Chi Minh City

Thoái vốn tại các doanh nghiệp nhà nước, đã đến lúc không thể chần chừ

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Thoái vốn tại các doanh nghiệp nhà nước, đã đến lúc không thể chần chừ

T.H

(TBKTSG Online) – Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định 908/QĐ-TTg phê duyệt Danh mục doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện thoái vốn đến hết năm 2020, nhằm mục đích đẩy nhanh tiến độ thoái vốn tại các doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm giữ, thúc đẩy quá trình tái cơ cấu của các doanh nghiệp nhà nước.

Tư duy thoái vốn nhìn từ Dung Quất

Thoái vốn nhà nước nhìn từ VEA và Viglacera

Thoái vốn tại các doanh nghiệp nhà nước, đã đến lúc không thể chần chừ
406 doanh nghiệp nhà nước thoái vốn từ 2017-2020. Đồ họa: TTXVN

Theo Quyết định 908/QĐ-TTg, 120 doanh nghiệp có vốn nhà nước sẽ thực hiện thoái vốn đến hết năm 2020. Ngoài ra, bốn doanh nghiệp do cơ quan đại diện chủ sở hữu thoái vốn trước ngày 30-11-2020. Nếu không, bốn doanh nghiệp này phải chuyển giao về Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) trước 31-12-2020. Đó là Tổng công ty cổ phần Sông Hồng (Bộ Xây dựng), Tổng công ty Xây dựng Hà Nội (Bộ Xây dựng), Tổng công ty Xây dựng số 1 (Bộ Xây dựng) và Tổng công ty Đầu tư Phát triển đô thị và khu công nghiệp Việt Nam (IDICO) thuộc Bộ Xây dựng.

Doanh nghiệp chuyển giao về SCIC để thực hiện thoái vốn, hoàn thành chuyển giao trước 31-8-2020, sẽ gồm 14 doanh nghiệp, trong đó có Tổng công ty cổ phần Xây dựng công nghiệp Việt Nam (Bộ Công Thương), Công ty CP Nông thổ sản Việt Nam (Bộ Công Thương), Tổng công ty Rượu – bia – nước giải khát Sài Gòn (Bộ Công Thương)…

Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp sẽ dừng thực hiện thoái vốn đến hết năm 2020 để rà soát, xây dựng phương án sắp xếp, thoái vốn trong giai đoạn 2021-2025 gồm: 54 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cấp nước chưa thực hiện thoái vốn đến hết năm 2020 và 15 doanh nghiệp hoạt động trong một số ngành, lĩnh vực khác.

Một số doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, UBND TPHCM, SCIC… sẽ được thực hiện theo phương án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Như vậy, với quyết định này, việc thoái vốn tại các doanh nghiệp nhà nước sẽ được đẩy mạnh, đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước, đồng thời đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, một trong những mục tiêu quan trọng của nước ta trong giai đoạn hiện nay.

Theo SCIC, năm 2019, SCIC chỉ thoái được 82 tỉ đồng tại 12 doanh nghiệp (trong đó bán hết vốn tại 11 doanh nghiệp và bán bớt vốn tại một doanh nghiệp khác), thu về cho Nhà nước 314 tỉ đồng, gấp 3,8 lần giá trị vốn bán ra. Các bộ, ngành, địa phương cũng chỉ thoái được vốn tại 13 doanh nghiệp. Hai tháng đầu năm, cả nước mới thoái được vỏn vẹn 79 tỉ đồng vốn nhà nước tại 4 doanh nghiệp.

Chủ tịch Hội đồng Thành viên SCIC, ông Nguyễn Đức Chi, cho biết: "Dù chúng tôi liên tục thông báo bán vốn, thực hiện các quy trình bán vốn công khai, minh bạch theo đúng quy định của pháp luật, nhưng rất nhiều thương vụ bất thành do không có nhà đầu tư quan tâm".

Theo chinhphu.vn, scic.vn

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới