Hiện nay kiểu thời tiết “sáng nắng chiều mưa” thất thường ở miền Nam được coi là điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn gây bệnh phát triển. Hệ miễn dịch của người lớn cũng như trẻ nhỏ không kịp thích ứng, dẫn đến nguy cơ gặp các vấn đề về sức khỏe.
- Dịch Covid-19 tạm lắng, TPHCM lại đối mặt dịch sốt xuất huyết
- Báo động trầm cảm tuổi học đường, cách giải tỏa áp lực bủa vây học trò
- Nguy cơ tử vong trong 24 giờ, chuyên gia cảnh báo viêm não mô cầu vào mùa
Bên cạnh bệnh tay chân miệng, sốt xuất huyết thì các bệnh liên quan đến hô hấp trên ở trẻ nhỏ như cảm cúm, sốt siêu vi, viêm phổi, viêm tiểu phế quản… cũng thường có các triệu chứng giống nhau dẫn đến việc nhiều phụ huynh chủ quan, tự điều trị cho trẻ ở nhà hoặc sử dụng đơn thuốc cũ.
Theo các bác sĩ, phụ huynh cần lưu ý đến những triệu chứng của trẻ ngay khi khởi phát bệnh bởi đã có nhiều trường hợp trẻ mắc bệnh tay chân miệng, sốt xuất huyết, viêm phổi… với các biến chứng nặng do gia đình không biết nên đã bỏ qua những dấu hiệu cảnh báo một cách đáng tiếc.
Vậy làm thế nào để phân biệt triệu chứng của các bệnh truyền nhiễm; cách chăm sóc, sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng như thế nào khi phụ huynh phát hiện trẻ mắc các bệnh trên để tránh thường hợp trẻ bị biến chứng nặng.
Những vấn đề trên sẽ được BS. CK2. Nguyễn Minh Tiến, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TPHCM) giải đáp trong chuyên mục “Chuyện khó có chuyên gia” của Bản tin 360 độ sống khỏe ngày 7-6.
Ngoài ra, những thông tin về các trường hợp bị sốt rét có nguồn gốc từ châu Phi tại Việt Nam; việc đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine phòng Covid-19 mũi 3, 4 cho người dân từ 18 tuổi trở lên và nhóm trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi… là những nội dung nổi bật sẽ có trong phần điểm tin của chương trình.
Theo Sài Gòn Tiếp Thị