Thứ hai, 23/12/2024
27 C
Ho Chi Minh City

Thương mại điện tử xuyên biên giới: vượt sân nhà, ra biển lớn

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Thương mại điện tử xuyên biên giới đang phát triển mạnh, tạo bước đà cho các doanh nghiệp vươn mình ra thế giới, mở rộng kinh doanh tại nhiều quốc .  Xuất khẩu B2C (bán lẻ đến tay người dùng), nếu được xem là một ngành hàng, được dự báo là ngành hàng xuất khẩu lớn thứ 5 trong 5 năm tới theo kết luận rút ra từ Báo cáo xu hướng xuất khẩu qua TMĐT do Amazon Global Selling Việt Nam công bố.

Vượt sân nhà, ra biển lớn: Cơ hội từ những cú click

Theo thống kê năm 2021, có 7,2 triệu sản phẩm do các nhà bán hàng Việt Nam bán ra trên sàn Amazon toàn cầu trong 1 năm, và doanh số xuất khẩu của doanh nghiệp Việt qua sàn này tăng 48%. Xuất khẩu qua thương mại điện tử B2C của Việt Nam được dự báo tăng từ 3,3 tỉ đô la Mỹ năm 2021 lên 11,1 tỉ đô la vào năm 2026 với tốc độ tăng trưởng TMĐT xuyên biên giới đạt mức ấn tượng hơn 20%/ năm. Điều đó cho thấy tầm quan trọng của TMĐT xuyên biên giới đối với doanh nghiệp Việt, đặc biệt doanh nghiệp nhỏ.

Đại diện Minh Long - doanh nghiệp gốm sứ hàng đầu Việt Nam cho biết, mở rộng kinh doanh ra thị trường quốc tế luôn là tham vọng & nằm trong tầm nhìn phát triển dài hạn. Với việc mạnh dạn tìm hiểu, đầu tư nguồn lực để phát triển thương hiệu & kinh doanh trên Amazon, doanh nghiệp nhìn thấy bức tranh thương mại mới đang dần hiện thực hóa với doanh số bán hàng & xuất khẩu online tăng trưởng dần theo thời gian.

Nhiều mặt hàng Made-in-Vietnam như gốm sứ Minh Long đã xây dựng thương hiệu toàn cầu thành công với Amazon

Theo anh Trần Văn Tươi - Giám đốc điều hành của thương hiệu Rong Nho Trường Thọ, Việt Nam sở hữu đầy đủ những điều kiện lý tưởng để thúc đẩy ngành thủy sản nói chung và ngành hàng rong nho biển nói riêng, sánh ngang với những đối thủ hàng đầu trên thương trường quốc tế. Trong năm 2020, rong nho Trường Thọ ghi nhận doanh số từ Amazon đóng góp 35% vào tổng doanh thu công ty. Anh Tươi dự kiến sẽ mở rộng kinh doanh cùng Amazon lên tới 3 châu lục, không chỉ châu Mỹ mà còn cả châu Âu, châu Á (Singapore và Dubai) và Úc. Trong tương lai 5 năm tới, anh Tươi quyết tâm sẽ đưa Rong Nho Trường Thọ không chỉ trở thành thương hiệu rong nho hàng đầu thế giới mà còn là thương hiệu đại diện cho niềm tự hào của Made-in-Vietnam.

Thương mại điện tử xuyên biên giới đã mở ra “cơ hội vàng” với xuất khẩu online cho nhiều doanh nghiệp Việt Nam

Hoặc, một nhóm hàng sản phẩm được xem là “cồng kềnh” với yêu cầu khắc khe về chất lượng ở thị trường quốc tế, nón bảo hiểm Royal Helmet- một nhà sản xuất truyền thống rất thành công ở thị trường nội địa vẫn nhìn thấy cơ hội vàng với xuất khẩu online. Doanh nghiệp thậm chí đã đầu tư xây dựng một nhà máy mới công suất cao hơn, tạo ra dải sản phẩm có thiết kế phù hợp thị hiếu khách nước ngoài & có hẳn một đội ngũ phát triển kinh doanh quốc tế để kỳ vọng tạo bứt phá cho doanh nghiệp ở sân chơi toàn cầu trong thời gian tới.

Bên cạnh Rong nho Trường Thọ, doanh nghiệp sản xuất nón bảo hiểm Royal Helmet chính là những đại sứ của sản phẩm Việt chiếm được cảm tình của khách hàng quốc tế

Đại dịch Covid-19 mang đến nhiều thách thức nhưng cũng thúc đẩy doanh nghiệp tìm ra những hướng đi mới. Báo cáo năm 2021 cho thấy top 5 ngành hàng bán chạy nhất từ các nhà bán hàng Việt Nam trên Amazon bao gồm: Nhà cửa, bếp, dụng cụ gia đình, dệt may, chăm sóc sức khỏe & chăm sóc cá nhân. Đây cũng là nhóm ngành hàng được người tiêu dùng quốc tế quan tâm bậc nhất trên các gian hàng của Amazon trong 2 năm qua, theo tổng hợp xu hướng mua sắm các mùa Prime Day gần đây.

Đại diện Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số - Bộ Công thương Việt Nam (IDEA) cho biết dư địa phát triển của TMĐT còn rất lớn và khích lệ doanh nghiệp, nhà sản xuất Việt nắm bắt cơ hội trong thời điểm này.

Hành trình vượt sóng: Cần sự cam kết & chuẩn bị

Tiềm năng của xuất khẩu qua thương mại điện tử là rất lớn, tuy nhiên không thể phủ nhận những thách thức mà doanh nghiệp Việt phải đối mặt.

Dù 88% doanh nghiệp Việt Nam được khảo sát trong Báo cáo xu hướng xuất khẩu qua TMĐT của Amazon nhận định TMĐT rất quan trọng trong hoạt động xuất khẩu của họ, cũng có đến 80%  doanh nghiệp cho rằng họ thiếu thông tin về các quy định liên quan của thị trường nước ngoài, 85% doanh nghiệp cho rằng họ gặp rào cản về năng lực cạnh tranh trong khu vực và trên toàn cầu. Bên cạnh đó, 81% doanh nghiệp thừa nhận rằng họ chưa được chuẩn bị để đáp ứng được sở thích và tâm lý của người tiêu dùng nước ngoài.

Ông Đặng Hoàng Hải – Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (IDEA) chia sẻ “Mục tiêu của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (iDEA) là thúc đẩy sự phát triển về thương mại điện tử và kinh tế số Việt Nam. Để đạt được mục tiêu dài hạn này, việc trang bị cho doanh nghiệp & cộng đồng những thông tin, kiến thức cập nhật về chính sách, kỹ năng triển khai thương mại điện tử và áp dụng ứng dụng kinh tế số là yếu tố vô cùng quan trọng.”

Trong những năm vừa qua, IDEA đã & đang tiếp tục tăng cường hợp tác với Amazon Global Selling – kênh TMĐT xuyên biên giới với hơn 300 triệu khách hàng - để hỗ trợ các thương hiệu Việt nắm bắt cơ hội & phát huy tiềm năng này.

Trong một cuộc phỏng vấn gần đây, Ông Gijae Seong, Giám đốc điều hành Amazon Global Selling Việt Nam cũng cho biết: “Lời khuyên của tôi đối với doanh nghiệp là sự CAM KẾT - đây chính là yếu tố quan trọng đầu tiên khi tham gia Thương mại điện tử xuyên biên giới. Đây là một cơ hội tuyệt vời nhưng đồng thời cũng cần rất nhiều nỗ lực, cam kết và kiến thức.

Ông Gijae Seong, Giám đốc Điều hành Amazon Global Selling Vietnam

Kinh doanh & Xây dựng thương hiệu tại một thị trường nước ngoài cần rất nhiều sự cố gắng vì cần đầu tư từ tìm hiểu một nền kinh tế hoàn toàn khác lạ. Như Francis Bacon đã phát biểu “Tri thức là sức mạnh”, vì thế các doanh nghiệp đầu tiên cần phải sở hữu lòng tin, sự kiên định và nền tảng kiến thức vững chắc. Kiến thức ở đây là mức độ am hiểu về các quy định, bối cảnh nền kinh tế, thói quen tiêu dùng của khách hàng và cách quảng bá sản phẩm trên nền tảng trực tuyến.

Amazon sẽ triển khai tổ chức các chương trình đào tạo, tập huấn nhằm nâng cao nhận thức, đưa các doanh nghiệp Việt Nam đến gần hơn với thị trường xuất khẩu quốc tế, là bước tiền đề để lấp khoảng trống về nhận thức đối với xuất khẩu trực tuyến.”

Thành lập ở Việt Nam từ 2019, Amazon Global Selling Việt Nam đã hỗ trợ hàng nghìn người bán hàng Việt Nam mở rộng hoạt động kinh doanh quốc tế bằng cách tiếp cận hàng triệu khách hàng của Amazon trên toàn cầu.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới