Thứ ba, 14/01/2025
27 C
Ho Chi Minh City

Tiếng Anh thời sự: Ngôn ngữ văn phòng

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Tiếng Anh thời sự: Ngôn ngữ văn phòng

Nguyễn Vũ

Tiếng Anh thời sự: Ngôn ngữ văn phòng
Một câu ngắn mà dùng đến ba thành ngữ, rất sáo đó là đặc trưng của ngôn ngữ văn phòng.  Ảnh: www.stoyko.net

(TBKTSG Online) – Dân quản lý văn phòng sử dụng một loại tiếng Anh nghe kêu rổn rảng nhưng gây khó chịu cho người ngoại đạo.

Bởi vậy nếu bạn muốn “hòa nhập” làm ai cũng tưởng bạn là dân cựu trào thì cứ học một vài câu chữ bên dưới để hù người khác. Còn không cũng nên biết để tránh dùng để khỏi rơi vào tình trạng nói mà không biết mình thật sự muốn nói gì.

Một câu đặc trưng cho lối văn này: Dot the Is and cross the Ts, because a new survey has looked under the bonnet and discovered that we’re all singing from the same hymn sheet.

Dot the I’s and cross the T’s là thành ngữ, có nghĩa chú ý đến chi tiết, tiến hành thận trọng, tính toán mọi góc cạnh… Nguồn gốc của thành ngữ này ý muốn nói vì vội vàng, nhiều người khi viết thường quên chấm cho chữ i hay chữ t lại không gạch trên đầu. Thoạt tiên nghe cũng hay ho nhưng giờ đã thành quá nhàm.

Look under the bonnet hay look under the hood là mở ca pô xe ra để xem xét mức dầu, nước hay kiểm tra động cơ… tức xem xét cẩn thận một vấn đề. Và sing from the same hymn sheet là cùng một cách nói, cùng nói như nhau về một vấn đề.

Một câu ngắn mà dùng đến ba thành ngữ, rất sáo – đó là đặc trưng của ngôn ngữ dân văn phòng. Bởi dân bình thường sẽ diễn đạt ý trên bằng một câu đơn giản hơn nhiều: Pay attention, because a new survey has looked at the situation and discovered that we’re all thinking the same thing.

Xin giới thiệu mười cụm từ thường nghe trong giới làm văn phòng, gây dị ứng ở người nghe được nhiều người bình chọn:
1. Blue sky thinking: Tư duy độc lập, không bị tác động hay có định kiến.
2. Think outside the box: Tư duy sáng tạo, độc đáo
3. Touch base offline: Touch base là gặp gỡ, trò chuyện, làm quen; thêm cái offline kiểu như giao lưu đối mặt
4. Close of play: Cuối ngày giao dịch. Những từ được giới tài chính hay dùng còn có end of day (EOD), end of business (EOB), close of business (COB).
5. Going forward: Từ nay về sau, trong tương lai
6. No brainer: Đã quá rõ
7. Action that: Thực hiện đi, cứ làm đi
8. Drill down: Kiểm tra cho kỹ càng
9. Thought shower: Thay vì nói động não, giờ họ thích nói tắm trong dòng tư duy!!!
10. Heads up: Báo trước

Bởi vậy nếu bạn làm cho một công ty nước ngoài, thấy sếp lâu lâu thả ra những cụm từ kêu to như kiểu “Moving the goalposts” (thay đổi tiêu chí); Game changer (Yếu tố đột biến); Hit the ground running (Khởi động nhanh lên); Low hanging fruit (các mục tiêu dễ đạt)… bạn biết mình đã gặp người thích sáo ngữ.

Bạn cứ đáp trả, tôi mới có một strategic staircase, chê đồng nghiệp re-inventing the wheel, kêu gọi toàn công ty phải có synergy, mọi người phải có một helicopter view… thì bảo đảm bạn sẽ được cất nhắc. Chỉ cần nhớ strategic staircase là một business plan, re-inventing the wheelspending time developing something that already exists, trong khi synergy là tổng lực, hợp lực thì helicopter view là cái nhìn toàn cảnh về môi trường kinh doanh!

Một cây bút chọc quê trên tờ The Guardian bằng cách mở đầu một bài nói về office jargon bằng một câu cũng toàn office jargon: I don't know about you, but I'm a sucker for a bit of joined up, blue sky thinking. I love nothing more than the opportunity to touch base with my boss first thing on a Monday morning. It gives me that 24 carat feeling.

Nhờ đọc các cụm từ nói trên chúng ta đã biết blue sky thinking, touch base… Có mấy cái chưa được giải thích, gồm joined up [thinking] là [tư duy] toàn diện, tích hợp; 24 carat là hoàn hảo, đáng tin cậy. Riêng chữ sucker là tiếng lóng, ở đây có nghĩa “khoái”, “mê”…

Tờ này cho biết: "Thinking outside the box" (57%), "going forward" (55%) and "let's touch base" (39%) were identified as the top three most overused pieces of jargon. Hy vọng các bạn ít xài ba cụm từ này, dù đang đóng vai sếp, đôi lúc phải “huấn thị”, động viên nhân viên!

Riêng tờ Forbes liệt kê một số cụm từ kiểu như thế nhưng đáng tiếc chúng đang là mốt thời thượng ở nhiều cơ quan hiện nay. Đó là core competency (năng lực lõi); empower (trao quyền); corporate values (giá trị doanh nghiệp); best practice (thực hành tốt nhất); ecosystem (hệ sinh thái)… Thôi có lỡ dùng rồi cũng không sao vì ai nấy đều nói kiểu vậy cả, biết làm sao hơn.

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới