Chủ Nhật, 25/08/2024
35.6 C
Ho Chi Minh City

TPHCM đề xuất cơ chế đặc thù để tăng nguồn thu, tăng tự chủ

Thái Huy

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

(KTSG Online) – Một loạt chính sách đặc thù nhằm tạo động lực cho sự phát triển vừa được TPHCM báo cáo lên Chính phủ, trong đó có việc thí điểm thu thuế bất động sản thứ hai, tự quyết nhiều quy định về đầu tư để thu hút nguồn vốn tư nhân, giữ nguyên tỷ lệ điều tiết ngân sách 21% trong ba năm tới.

Theo Ban quản lý đường sắt đô thị TPHCM (MAUR), hiện các quận đã cơ bản hoàn tất thủ tục ban hành quyết định bồi thường 584/586 trường hợp, đạt 99,67%, trong đó các quận 1, 10, 12, Tân Bình, Tân Phú đạt 100%. Ảnh: MH
Theo chính quyền TPHCM, việc phân quyền giúp tăng tính chủ động, đơn giản hóa thủ tục cho doanh nghiệp, cũng như giảm tải gánh tặng cho Trung ương, tăng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền. Ảnh minh họa: MH

Dự thảo Nghị quyết chính sách thí điểm tạo động lực phát triển TPHCM thay thế Nghị quyết 54/2017/QH14 về cơ chế đặc thù, vừa được UBND TPHCM báo cáo Chính phủ. Nhiều đề xuất mới trong dự thảo hướng đến mục tiêu cởi bỏ vướng mắc, tăng hiệu quả thực thi, giúp thành phố tăng thu ngân sách.

Trong bối cảnh tăng trưởng của thành phố giảm mạnh 20 năm qua từ 10,2% giai đoạn 1996-2010 còn 6,41% giai đoạn 2016-2020 do nhiều vướng mắc từ nhiều bộ ngành. Hầu hết chính sách đặc thù về quản lý tài chính nhằm tăng nguồn thu như cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, nguồn thu từ đấu giá tài sản công chưa thể thực hiện…

Để tăng nguồn thu ngân sách, thành phố xin thí điểm thu thuế với quyền sử dụng đất và sở hữu tài sản trên đất của bất động sản thứ hai trở lên. Phương thức này được cho sẽ hạn chế việc đầu cơ bỏ hoang nhà, đất trong dự án bất động sản, gây lãng phí nguồn lực xã hội, đồng thời là cơ sở để xây dựng chính sách chung sau này. TPHCM đề xuất được hưởng trọn nguồn thu từ thuế nhà đất thứ hai cũng như các phí mới mà thành phố thí điểm.

Trên thực tế, TPHCM muốn xã hội hoá đầu tư, nhưng nhiều nội dung trái quy định của Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư. Nên đối với quản lý đầu tư, dự thảo đề xuất cơ chế riêng về quy trình thủ tục đầu tư; giao, cho thuê đất; lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư… để thành phố huy động thêm nguồn lực tư nhân.

TPHCM đề nghị được phân cấp nhiều nội dung về quản lý đô thị, tài nguyên môi trường thuộc thẩm quyền của Trung ương như: điều chỉnh cục bộ quy hoạch đô thị; lập nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chi tiết; quyết định các vấn đề về xây dựng nhà ở thương mại, nhà ở xã hội, nhà tái định cư, xử lý chung cư cũ, nhà trên và ven kênh rạch vì đang vướng mắc ở nhiều luật như Nhà ở, Xây dựng, Đấu thầu, Đất đai…

Về tổ chức bộ máy, thành phố xin tự quyết việc tổ chức lại, giải thể, thành lập đơn vị sự nghiệp công; lập Sở An toàn thực phẩm; quyết định số lượng cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách tại xã, phường.

Theo đề xuất của UBND TPHCM, việc phân quyền giúp tăng tính chủ động, đơn giản hóa thủ tục cho doanh nghiệp, cũng như giảm tải gánh nặng cho Trung ương. Cơ chế đặc thù không làm ảnh hưởng điều hành chung của Chính phủ và lợi ích của địa phương khác, mà tăng tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền đô thị TPHCM.

Trước đó, năm 2017, Quốc hội ban hành Nghị quyết 54 với nhiều cơ chế đặc thù cho TPHCM nhằm tạo động lực mới để đô thị 13 triệu dân bứt phá. Tuy nhiên, sau 4 năm thực hiện thành phố chưa nhận được kết quả như mong đợi do nhiều vướng mắc từ bộ ngành. Hầu hết chính sách đặc thù về quản lý tài chính nhằm tăng nguồn thu như cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, nguồn thu từ đấu giá tài sản công chưa thể thực hiện.

Tại cuộc họp liên quan vào ngày 28-11, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, việc bổ sung nội dung về cơ chế, chính sách đặc thù cho TPHCM thay thế Nghị quyết 54, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ủng hộ, nếu Chính phủ chuẩn bị kịp, đủ điều kiện sẽ trình tại kỳ họp bất thường dự kiến vào tháng 1-2023.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới