Chủ Nhật, 5/01/2025
27 C
Ho Chi Minh City

TPHCM: Hàng loạt “đại gia” xi măng vi phạm công suất, môi trường

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

TPHCM: Hàng loạt “đại gia” xi măng vi phạm công suất, môi trường

Đông Hòa

(TBKTSG Online) – Người dân TPHCM sẽ không khỏi bất ngờ khi trên địa bàn có hàng loạt nhà máy sản xuất kinh doanh xi măng vi phạm về môi trường, công suất sản xuất và thậm chí có nhà máy không nằm trong quy hoạch, vi phạm môi trường nhiều năm.

-Xem chi tiết công văn khẩn của TPHCM tại đây

TPHCM: Hàng loạt “đại gia” xi măng vi phạm công suất, môi trường
Một nhà máy xi măng ở khu công nghiệp Hiệp Phước, TPHCM. Ảnh chỉ có tính chất minh họa. Ảnh: TL

Mới đây, chính quyền thành phố đã giao cho Ban quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TPHCM (Hepza), các cơ quan liên quan xem xét xử lý vi phạm hàng loạt đại gia xi măng liên quan tới nâng công suất vượt giấy chứng nhận đầu tư, vi phạm về quan trắc môi trường…

Đó là các cơ sở xi măng trong Khu công nghiệp Hiệp Phước ở huyện ngoại thành Nhà Bè, bao gồm Chi nhánh Công ty cổ phần xi măng Fico Tây Ninh – Nhà máy Fico, Chi nhánh xi măng Chinfon tại TPHCM – Nhà máy nghiền clinker Hiệp Phước, Công ty TNHH xi măng Hạ Long, Chi nhánh Công ty cổ phần xi măng Thăng Long, Công ty TNHH Siam City Cement Việt Nam – Nhà máy Hiệp Phước.

Điển hình như Chi nhánh Công ty Chinfon – Nhà máy nghiền clinker Hiệp Phước giấy phép cấp năm 2010 thì quy mô nghiền clinker 500.000 tấn/năm nhưng năm 2017, theo kết luận của cơ quan chức năng, quy mô nghiền là 784.000 tấn/tấn nhưng các thủ tục pháp lý về môi trường chưa điều chỉnh lại.

Công ty TNHH Siam City Cement Việt Nam – Nhà máy xi măng Hiệp Phước có 2 dây chuyền xi măng có công suất 500.000 tấn/năm nhưng thực tế đã nâng lên 950.000 tấn/năm và cũng như Chinfon, Siam City Cement Việt Nam chưa điều chỉnh thủ tục pháp lý môi trường, vốn dĩ là điều kiện thiết yếu trong sản xuất xi măng.

Chi nhánh Công ty cổ phần xi măng Thăng Long thì dây chuyền nghiền gắn với nhà máy xi măng Quảng Ninh có công suất thiết kế 1,25 triệu tấn xi măng/năm nhưng công ty này đã đầu tư nâng công suất lên 1,4 triệu tấn/năm từ năm 2005 và đưa vào hoạt động từ năm 2011.

Hiện nay, theo Hepza, trong các nhà máy xi măng nói trên, vẫn còn một nhà máy chưa lắp đặt hệ thống quan trắc khí thải tự động, vốn là yêu cầu bắt buộc của các nhà máy xi măng.

Trong khi đó ở khuôn viên Công ty cổ phần Cơ khí Giao thông ở phường Trường Thọ, quận Thủ Đức có cơ sở sản xuất xi măng của Công ty Ba Ta Co. Theo kết luận của Thanh tra Bộ Xây dựng, cơ sở xi măng này không phù hợp quy hoạch phát triển xi măng TPHCM đã được phê duyệt, liên tục nhiều năm không thực hiện các thủ tục về bảo vệ môi trường và kiểm soát định kỳ về môi trường theo quy định.

Giải pháp của TPHCM là chấm dứt hoạt động cơ sở xi măng này.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới