Thứ sáu, 22/11/2024
27 C
Ho Chi Minh City

TPHCM ngưng cấp phép sản xuất thiết bị phá hủy tầng ozone

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

TPHCM ngưng cấp phép sản xuất thiết bị phá hủy tầng ozone

Văn Nam

TPHCM ngưng cấp phép sản xuất thiết bị phá hủy tầng ozone
TPHCM sẽ ngưng cấp phép các dự án. Ảnh: LĐK

(TBKTSG Online) - TPHCM ngừng cấp phép đầu tư hoặc thành lập mới doanh nghiệp và không cấp phép mở rộng, nâng công suất các doanh nghiệp (cả doanh nghiệp trong nước, liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài) sản xuất và lắp ráp điều hòa không khí gia dụng có công suất 48.000 BTU trở xuống sử dụng ga lạnh R22.

Động thái này nhằm mục đích góp phần giảm cầu các chất HCFC ở Việt Nam vốn dĩ là chất có hại cho tầng ozone đang được sử dụng trong các ngành sản xuất thiết bị lạnh, cấp đông, sản xuất xốp …

Theo một văn bản gửi các sở ngành liên quan ngày 18-2, UBND thành phố còn yêu cầu không cấp phép đầu tư/thành lập mới các doanh nghiệp (cả doanh nghiệp trong nước, liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài) sản xuất xốp cách nhiệt sử dụng ga R141b.

Ngoài ra, TPHCM sẽ hạn chế và tiến tới chấm dứt lắp đặt mới các thiết bị lạnh (thiết bị cấp đông, kho lạnh, máy đá, điều hòa không khí, làm lạnh nước) sử dụng ga lạnh R22 trong lĩnh vực chế biến thủy hải sản.

Tầng ozon là tấm lá chắn bảo vệ sự sống trên trái đất khỏi các tia cực tím có hại từ mặt trời.

Trong quá trình phát triển, con người đã phát minh và thải ra khí quyển một lượng lớn hóa chất làm suy giảm tầng ozon. Hậu quả là tầng ozon bị suy thoái, lỗ thủng tầng ozon đã xuất hiện ở Nam Cực vào đầu thập niên 70 thế kỷ trước và có nguy cơ lan rộng.

Các nhà khoa học nhận định, nếu thế giới tích cực kiểm soát các chất gây hại, đến năm 2060-2070, tầng ozon mới có thể được hoàn nguyên lại như trước.

Trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online hôm nay (19-2), ông Lương Đức Khoa, Điều phối viên các chương trình ozone của Cục Khí tượng thủy văn và Biến đối khí hậu (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết, hiện còn doanh nghiệp tại TPHCM, bao gồm một số doanh nghiệp Trung Quốc sản xuất máy lạnh dùng ga R22.

Ông Khoa cho biết hiện TPHCM còn rất ít nhà sản xuất máy lạnh sử dụng ga lạnh  R22, đa phần là các thiết bị lạnh được sản xuất ở các địa phương khác đưa về TPHCM tiêu thụ.

Theo ông Lê Khắc Hiếu, Phó Cục trưởng Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu, Việt Nam cần khoảng 30 triệu đô la Mỹ từ nay đến 2030 để hỗ trợ doanh nghiệp loại bỏ hoàn toàn các chất HCFC có hại cho tầng ozon hiện đang được sử dụng trong các ngành sản xuất thiết bị lạnh, cấp đông, sản xuất xốp …

Theo kế hoạch, các doanh nghiệp sản xuất xốp cách nhiệt, thiết bị lạnh được hỗ trợ 90% chi phí chuyển đổi công nghệ, cải tiến thiết bị sản xuất để loại trừ hoàn toàn việc sử dụng hơn 500 tấn HCFC-141b và gần 2.000 tấn polyol trộn sẵn HCFC-141b, dần chuyển sang công nghệ sản xuất sử dụng cyclopentane thay thế trong vài năm tới.

Ngoài ra, doanh nghiệp tại Việt Nam cũng đang giảm lắp đặt các thiết bị cấp đông dùng môi chất lạnh HCFC-22 trong các kho lạnh thủy sản, giảm dần sản xuất điều hòa không khí gia đình sử dụng ga lạnh HCFC-22 và tiến tới kiểm soát xuất khẩu, nhập khẩu các chất HCFC.

Theo ông Hiếu, những động thái loại trừ hoàn toàn việc sử dụng các chất HCFC của Việt Nam trong những năm tới là thực hiện theo cam kết tại Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozon, được ký kết tại Canada vào năm 1987.

Mỗi năm, Việt Nam tiêu thụ trung bình khoảng 3.200 tấn HCFC-22 trong sản xuất và dịch vụ điều hòa không khí và làm lạnh, hơn 500 tấn HCFC-141b và gần 7.000 tấn polyol trộn sẵn HCFC-141b trong sản xuất xốp.

Lượng tiêu thụ các chất HCFC này có mức tăng 15%/năm trong khi đó Việt Nam phải tuân thủ loại trừ 10% lượng tiêu thụ các chất này từ đầu năm 2015. Đây là một thách thức lớn của Việt Nam trong việc tuân thủ Nghị định thư Montreal.

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới