Thứ ba, 22/04/2025
27 C
Ho Chi Minh City

TPHCM sau sáp nhập có 190 đơn vị hành chính

Gia Nghi

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

A.I

(KTSG Online) - Sáng nay (18-4), HĐND TPHCM khóa X tổ chức kỳ họp thứ 22 chuyên đề, thông qua chủ trương về TPHCM mới sau sắp xếp, hợp nhất. Theo đó, thành phố mới sẽ có diện tích 6.772,65 km2 với 190 đơn vị hành chính trực thuộc.

Sau sắp xếp và sáp nhập, TPHCM sẽ có 90 đơn vị hành chính trực thuộc, trong đó có 102 phường, xã của thành phố được spa81 xếp lại. Ảnh: Minh Hoàng

Tại kỳ họp, Hội đồng nhân dân (HĐND) TPHCM xem xét quy định chi đặc thù cho các hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam (30-4-1975 - 30-4-2025) đồng thời thông qua chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp cơ sở, chinhphu.vn đưa tin.

Kỳ họp cũng xem xét các tờ trình về tổ chức bộ máy thuộc UBND TPHCM, như thành lập Sở Xây dựng, đổi tên Sở Tài nguyên và Môi trường thành Sở Nông nghiệp và Môi trường.

HĐND TPHCM sẽ thảo luận các tờ trình đề nghị xây dựng nghị quyết liên quan đến kinh tế, ngân sách, đô thị, pháp chế như điều chỉnh kế hoạch đầu tư công năm 2025 và trung hạn 2021 - 2025; quyết định chủ trương đầu tư, điều chỉnh dự án; triển khai dự án đường Vành đai 4 TPHCM; danh mục thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất; và sửa đổi, bổ sung các nghị quyết.

Tại kỳ họp, UBND TPHCM trình HĐND thành phố đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh. Theo đề án, TPHCM sẽ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên cơ sở sáp nhập TPHCM, tỉnh Bình Dương và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, đồng thời thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp cơ sở.

TPHCM mới có diện tích 6.772,65 km², dân số hơn 13,7 triệu người, gồm 190 đơn vị hành chính, trở thành siêu đô thị vùng Đông Nam Bộ.

Trung tâm hành chính - chính trị đặt tại 86 Lê Thánh Tôn, quận 1. Cơ sở 2 là trung tâm hành chính tỉnh Bình Dương (đường Lê Lợi, thành phố Thủ Dầu Một); cơ sở 3 là trung tâm hành chính tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (số 1 Phạm Văn Đồng, thành phố Bà Rịa).

Theo tờ trình, UBND TPHCM đề xuất Trung ương cho phép 3 địa phương chủ động sử dụng nguồn lực, kinh phí hiện có để giải quyết chế độ, chính sách cho cán bộ, công chức, viên chức và người hoạt động không chuyên trách, đồng thời bổ sung thêm kinh phí sau khi thực hiện Nghị định 178.

TPHCM cũng kiến nghị tiếp tục áp dụng Nghị quyết 98 sau sáp nhập và kéo dài thời gian thực hiện đến hết năm 2030.

Trong quá trình sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, một số khu vực tại TPHCM, như Đại học Quốc gia TPHCM, có ranh giới hành chính chồng lấn với tỉnh Bình Dương. UBND TPHCM đề xuất Trung ương cho phép điều chỉnh ranh giới hành chính giữa các xã, phường của hai tỉnh, thành.

Bên cạnh đó, HĐND TPHCM tán thành chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, giảm từ 273 phường, xã, thị trấn còn 102 phường, xã. Các tên quận hiện nay sẽ được giữ để đặt tên cho phường, xã, trong đó có phường Sài Gòn (quận 1), phường Chợ Lớn (quận 5) và phường Gia Định (Bình Thạnh).

Phương án sắp xếp và tên 10 phường, xã tại TPHCM
Quận 1 4 phường, gồm Tân Định, Bến Thành, Sài Gòn và Cầu Ông Lãnh
Quận 3 3 phường, gồm Bàn Cờ, Xuân Hòa và Nhiêu Lộc
Quận 4 3 phường, gồm Vĩnh Hội, Khánh Hội và Xóm Chiếu
Quận 5 3 phường, gồm Chợ Quán, An Đông và Chợ Lớn
Quận 6 4 phường, gồm Bình Tiên, Bình Tây, Bình Phú và Phú Lâm
Quận 7 4 phường, gồm Tân Mỹ, Tân Hưng, Tân Thuận và Phú Thuận
Quận 8 3 phường, gồm Chánh Hưng, Bình Đông và Phú Định
Quận 10 3 phường, gồm Vườn Lài, Diên Hồng và Hòa Hưng
Quận 11 4 phường, gồm Hòa Bình, Phú Thọ, Bình Thới và Minh Phụng
Quận 12 5 phường, gồm Đông Hưng Thuận, Trung Mỹ Tây, Tân Thới Hiệp, Thới An, An Phú Đông
Quận Bình Thạnh 5 phường, gồm Gia Định, Bình Thạnh, Bình Lợi Trung, Thạnh Mỹ Tây và Bình Quới
Quận Bình Tân 5 phường, gồm Bình Tân, Bình Hưng Hòa, Bình Trị Đông, An Lạc và Tân Tạo
Quận Gò Vấp 6 phường, gồm Hạnh Thông, An Nhơn, Gò Vấp, Thông Tây Hội, An Hội Tây và An Hội Đông
Quận Phú Nhuận 3 phường, gồm Đức Nhuận, Cầu Kiệu và Phú Nhuận
Quận Tân Bình 6 phường, gồm Tân Sơn Hòa, Tân Sơn Nhất, Tân Hòa, Bảy Hiền, Tân Bình và Tân Sơn
Quận Tân Phú 5 phường, gồm Tây Thạnh, Tân Sơn Nhì, Phú Thọ Hòa, Phú Thạnh và Tân Phú
Thành phố Thủ Đức 12 phường, gồm Hiệp Bình, Tam Bình, Thủ Đức, Linh Xuân, Long Bình, Tăng Nhơn Phú, Phước Long, Long Phước, Long Trường, An Khánh, Bình Trưng, Cát Lái.
Huyện Bình Chánh 7 xã, gồm Vĩnh Lộc, Tân Vĩnh Lộc, Bình Lợi, Tân Nhựt, Bình Chánh, Hưng Long và Bình Hưng
Huyện Củ Chi 7 xã, gồm An Nhơn Tây, Thái Mỹ, Nhuận Đức, Tân An Hội, Củ Chi, Phú Hòa Đông và Bình Mỹ
Huyện Cần Giờ 4 xã, gồm Bình Khánh, Cần Giờ, An Thới Đông và Thạnh An
Huyện Hóc Môn 4 xã, gồm Hóc Môn, Bà Điểm, Xuân Thới Sơn và Đông Thạnh
Huyện Nhà Bè 2 xã, gồm Nhà Bè và Hiệp Phước

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới