Thứ ba, 24/12/2024
27 C
Ho Chi Minh City

Trung Quốc tăng cường đào tạo để nuôi dưỡng nhân tài ngành chip

Lê Linh

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

(KTSG Online) - Trung Quốc đang tăng tốc các hoạt động đào tạo nhân tài ngành chip để lấp khoảng trống chuyên môn bán dẫn đang trở nên tồi tệ hơn sau khi bị Mỹ hạn chế khả năng tiếp cận công nghệ chip tiên tiến.

Kỹ thuật viên làm việc trên dây chuyền sản xuất chip bên trong nhà máy của một công ty điện tử ở Trì Châu, tỉnh An Huy, Trung Quốc. Ảnh: Reuters

Số lượng tuyển sinh cho các khóa học đại học và sau đại học trong chuyên ngành bán dẫn ở Trung Quốc tăng vọt trong 5 năm qua. Một số sinh viên đã tốt nghiệp trong các ngành khác đang bị thu hút vào các khóa đào tạo này khi mức lương khởi điểm mà các công ty bán dẫn chào mới tăng gấp đôi chỉ trong vòng vài năm.

“Triển vọng của ngành công nghiệp chip rất hứa hẹn, trong khi việc làm cho các kỹ sư phần mềm từ các trường bình thường không còn hấp dẫn như trước”, Clara Zhao, người tốt nghiệp ở ngành khoa học vật liệu và đang làm việc trong lĩnh vực chip, nói.

Trung Quốc thiếu khoảng 200.000 nhân sự ngành bán dẫn trong ngành trong năm nay, theo sách trắng của Trung tâm Phát triển công nghiệp thông tin Trung Quốc, và Hiệp hội Công nghiệp bán dẫn Trung Quốc (CSIA).

Nỗ lực lấp khoảng trống nhân lực đó trở thành nhiệm vụ cấp bách sau khi hơn khi Mỹ tìm cách cắt đứt Trung Quốc khỏi chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu bằng chính sách hạn chế xuất khẩu. Washington lo ngại rằng các con chip cao cấp sẽ hỗ trợ Trung Quốc phát triển các hệ thống vũ khí tinh vi.

Trao đổi với báo  chí  bên lề cuộc họp quốc hội Trung Quốc trong tháng này, Liu Zhongfan, thành viên của Viện Hàn lâm khoa học Trung Quốc, cho rằng đất nước cần ưu tiên đào tạo nhân tài hơn là tìm kiếm giải pháp tức thời cho các vấn đề về chuỗi cung ứng bán dẫn trong nước.

Tuy nhiên, các sinh viên và chuyên gia chip ở Trung Quốc cho biết các chương trình giảng dạy về chip mới nổi của Trung Quốc không cung cấp các dạng kinh nghiệm thực hành trong ngành như các trường tiên tiến hơn ở Đài Loan và Mỹ.

Một cuộc khảo sát trong 2022, do hãng nghiên cứu ICWise thực hiện, cho thấy hơn 60% sinh viên học ngành kỹ thuật chip ở Trung Quốc tốt nghiệp mà không có kinh nghiệm thực tập trong lĩnh vực này.

Theo các nhà nghiên cứ  sinh viên ngành bán dẫn mới tốt nghiệp gần đây,  các trường đại học Trung Quốc có xu hướng tưởng thưởng cho các giáo sư trong tất cả các lĩnh vực nếu họ có các nghiên cứu đăng trên tạp chí, thay vì khuyến khích họ dạy phương pháp giảng dạy cập nhật hữu ích trong phòng thí nghiệm của công ty hoặc nhà máy sản xuất chip.

Tại Đài Loan, nhà sản xuất chip hàng đầu thế giới Taiwan Semiconductor Manufacturing (TSMC) đã thành lập các trung tâm nghiên cứu tại bốn trường đại học.

“Sự hợp tác giữa trường học và doanh nghiệp của Đài Loan rất tốt. Sinh viên sau đại học ở đây sẽ học trong 3 năm nhưng thực tế chỉ dành nửa năm để học tại giảng đường”, Wang Ziyang, một sinh viên mới tốt nghiệp chuyên viết blog về xu hướng tuyển dụng chip trên mạng xã hội việc làm Maimai của Trung Quốc, nói khi ám chỉ sinh viên Đài Loan dành nhiều thời gian ở phòng thí nghiệm và nhà máy hơn.

Trung Quốc bắt đầu bắt chước theo hướng đi này của Đài Loan

Năm 2021, Tập đoàn Sản xuất bán dẫn quốc tế (SMIC), hãng sản xuất chip lớn nhất Trung Quốc, đã thành lập Trường Mạch tích hợp tại Đại học Công nghệ Thâm Quyến.

Lượng tuyển sinh thạc sĩ về kỹ thuật chip tại 10 trường đại học hàng đầu đã tăng gần gấp trong giai đoạn 2018-2022 với tổng số 2.893 sinh viên.

Theo Hu Yunwang, người sáng lập một công ty tuyển dụng có trụ sở tại Thượng Hải, do sự mất cân bằng cung cầu, mức lương trung bình hàng năm cho một kỹ sư mới gia nhập ngành bán dẫn tăng gấp đôi từ khoảng 200.000 nhân dân tệ (28.700 đô la) vào năm 2018 lên 400.000 nhân dân tệ mỗi năm hiện nay.

Một số trường tư thục nhanh chóng mọc lên ở Trung Quốc để cung cấp giải pháp ngắn hạn. Các trường này thiết kế các chương trình đào tạo về kỹ thuật chip nhằm mục đích cung cấp một lộ trình nhanh và chủ yếu nhắm đến những sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành liên quan trực tiếp đến kỹ thuật chip.

Chẳng hạn, EeeKnow, một trường đào tạo kỹ thuật chip ở Thượng Hải, đang cung cấp các chương trình học ngắn hạn trong 60 ngày với mức học phí từ  2.000 -4.000 nhân dân tệ (290-480 đô la Mỹ).

Abner Zheng, người tốt nghiệp chuyên ngành khoa học vật liệu vào năm 2019 từ một trường đại học ở thành phố Thành Đô, cho biết anh đã đăng ký các khóa học tại EeeKnow sau nhận thấy tấm bằng của anh có thể giúp anh có cơ hội việc làm trong lĩnh vực chip. Hiện Zheng làm việc cho một công ty Trung Quốc sản xuất chip xử lý hình ảnh.

“Nếu không chuyển sang lĩnh vực kỹ thuật chip, có lẽ tôi sẽ phải tìm việc làm trong ngành sản xuất truyền thống như ô tô hay máy móc.

Tôi cảm thấy như đây là những ngành công nghiệp đang tàn lụi, vì vậy, tôi đã quyết định tận dụng làn sóng lớn đang đến với ngành chip”.

Theo Reuters

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới