Thứ năm, 23/01/2025
27 C
Ho Chi Minh City

Trung Quốc tham vọng cạnh tranh với mạng lưới internet vệ tinh của tỉ phú Elon Musk

Chánh Tài

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

(KTSG Online) - Trung Quốc đang tăng tốc các nỗ lực phát triển mạng lưới internet vệ tinh toàn cầu có thể cạnh tranh với Starlink của Công ty công nghệ không gian SpaceX, được sáng lập bởi tỉ phú Elon Musk.

Tên lửa Trường Chinh 8 phóng thành công 22 vệ tinh thương mại từ Trung tâm phóng vệ tinh Tây Xương ở tỉnh Hải Nam, Trung Quốc hồi tháng 2-2022. Đây là số lượng vệ tinh kỷ lục trong một lần phóng của Trung Quốc. Ảnh: Xinhua

Từ lâu, Bắc Kinh muốn xây dựng một mạng băng thông rộng vệ tinh, nhưng tham vọng này đối mặt những thách thức lớn gồm khả năng phóng hạn chế và các rào cản công nghệ. Trong năm qua, Trung Quốc chứng kiến khả năng của Starlink trong việc duy trì kết nối internet tốc độ cao tới Ukraine bất chấp cơ sở hạ tầng viễn thông của nước này bị tàn phá nặng nề trong chiến tranh. Vì vậy, Trung Quốc càng quyết tâm phóng các chùm vệ như quay quanh trái đất, tương tự như hệ thống vệ sinh của Starlink. Các nhà nghiên cứu quân sự Trung Quốc đã kêu gọi triển khai nhanh hơn các chùm vệ tinh của nước này, vì lo ngại rằng các quỹ đạo chính của trái đất sẽ ngày càng trở nên đông đúc vệ tinh hơn.

Ngành công nghiệp vệ tinh của Trung Quốc đang phát triển mạnh mẽ với sự góp mặt của các công ty nhà nước cũng như những công ty tư nhân mới.

Công ty Beijing Tianbing Technology đang tìm cách phát triển tên lửa có thể triển khai tới 60 vệ tinh trong một lần phóng, gần bằng công suất của Falcon 9, loại tên lửa có thể tái sử dụng một phần mà SpaceX sử dụng để phóng vệ tinh cho Starlink. Tháng trước, công ty này tuyên bố đã được bước tiến quan trọng trong nỗ lực chế tạo mẫu tên lửa có thể tái sử dụng.

Chi phí phóng thấp hơn và trọng tải lớn của Falcon 9 đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển nhanh chóng của Starlink.

“Trong hai năm tới, trọng tải của tên lửa phóng của Trung Quốc có thể tăng gấp đôi”, Blaine Curcio, người sáng lập Orbital Gateway Consulting, công ty tư vấn lĩnh vực vũ trụ,  có trụ sở tại Hồng Kông, nhận định.

Trung Quốc không phải là nước duy nhất tìm cách thiết lập các chùm vệ tinh internet trên quỹ đạo. Lực lượng Không gian Mỹ, quân chủng tác chiến không gian của quân đội Mỹ, đang xây dựng kế hoạch thiết lập mạng lưới vệ tinh internet toàn cầu để hỗ trợ các mục tiêu quân sự. Liên minh châu Âu (EU) đã bắt đầu phát triển mạng lưới vệ tinh ở quỹ đạo tầm thấp của trái đất như một phần của chiến lược liên lạc vệ tinh rộng lớn hơn.

Không chỉ các chính phủ, nhiều công ty tư nhân cũng lên kế hoạch thiết lập các chùm vệ tinh internet trên quỹ đạo trái đất, bao gồm Amazon.com của Mỹ và Rivada Space Networks của Đức. OneWeb, một nhà khai thác vệ tinh internet, có trụ sở tại London, gần đây đã hoàn tất xây dựng các chùm vệ tinh của công ty này.

Hồi tháng 4 -2020, khi Ủy ban Cải cách và phát triển Trung Quốc đưa lĩnh vực internet băng thông rộng dựa vào vệ tinh vào danh sách “cơ sở hạ tầng mới” ưu tiên phát triển. Cuối năm đó, Liên minh Viễn thông quốc tế, một cơ quan của Liên hợp quốc, nơi các nước thành viên đăng ký thành lập các đội vệ tinh, nhận được hồ sơ của Trung Quốc về kế hoạch phóng hai chùm vệ tinh với tổng cộng 7.808 vệ tinh.

SpaceX đã mất khoảng bốn năm phóng khoảng 4.000 vệ tinh thuộc hệ thống Starlink lên quỹ đạo. Công ty này thực hiện hơn 30 vụ phóng vệ tinh cho Starlink vào năm ngoái và có kế hoạch phóng nhiều hơn nữa trong năm 2023. Tuần trước, SpaceX phóng thêm 22 vệ tinh lên quỹ đạo bằng tên lửa Falcon 9. Đây là lần phóng thứ 17 liên quan đến Starlink trong năm nay.

Theo Jonathan McDowell, nhà vật lý thiên văn chuyên theo dõi các vụ phóng vệ tinh trên toàn cầu, Trung Quốc đã phóng 182 vệ tinh trong năm 2022. Con số này chưa bằng 1/10 số vệ tinh được triển khai từ Mỹ trong cùng năm đó.

“Trung Quốc cũng muốn xây dựng mạng lưới internet vệ tinh như Starlink. Trung Quốc chưa có tên lửa phóng có thểtái sử dụng. Nhưng tôi tin rằng nước này sẽ phát triển được loại tên lửa này khá nhanh”, Gwynne Shotwell, Chủ tịch của SpaceX, nói vào đầu tháng này tại một sự kiện do Viện McCain tài trợ.

Ngành công nghiệp không gian của Trung Quốc tăng tốc sau khi Bắc Kinh mở cửa cho khu vực tư nhân vào năm 2014. Orbital Gateway Consulting Gateway cho biết hiện tại, Trung Quốc có khoảng 20 công ty phóng vệ tinh thương mại.

Trung Quốc là nước đầu tiên hạ cánh tàu thăm dò tự hành ở “vùng tối” của Mặt trăng vào năm 2019. Nước này đặt mục tiêu thu thập các mẫu vật từ sao Hỏa vào năm 2030.

Tướng Chance Saltzman, người đứng đầu các hoạt động không gian của Lực lượng Không gian Mỹ, cho biết Trung Quốc có hơn 700 vệ tinh hoạt động trên quỹ đạo, với khoảng một nửa trong số đó được quân đội triển khai để theo dõi các lực lượng quân đổi Mỹ trên toàn thế giới.

Internet vệ tinh đã xuất hiện từ nhiều năm nay nhưng các vệ tinh liên quan thường nằm cách xa trái đất đất hàng nghìn km, có khả năng cung cấp dịch vụ internet rộng khắp hành tinh nhưng với tốc độ chậm hơn. Các chùm vệ tinh ở quỹ đạo tầm thấp của trái đất, như ở hệ thống Starlink, được thiết kế để cung cấp internet với tốc độ nhanh hơn vì chúng ở gần người dùng trên mặt đất hơn.

Các chùm vệ tinh này cũng có thể cung cấp kết nối tốc độ cao đến các vùng sâu vùng xa, tàu thuyền trên biển và các địa điểm khác không thể truy cập internet qua cáp quang hoặc tháp truyền tín hiệu. Điều đó quan trọng đối với những khu vực nằm sâu ở vùng nội địa của Trung Quốc, bao gồm các sa mạc rộng lớn và dãy núi cao, cũng như đối với tham vọng mở rộng sự hiện diện trên biển của hải quân và các đội tàu buôn của nước này.

SpaceX đang mở rộng Starlink trên toàn thế giới và đã được cấp phép bán dịch vụ internet vệ tinh tại hơn 50 nước, bao gồm Brazil, Philippines và Nigeria.

Một số nhà nghiên cứu nhận định các chùm vệ tinh của Trung Quốc sẽ đặt ra thách thức lớn đối với vị trí dẫn đầu của Mỹ trên thị trường vệ tinh toàn cầu. Trung Quốc có thể kết hợp các kết nối băng thông rộng qua vệ tinh với Sáng kiến Vành đai và Con đường, chương trình cơ sở hạ tầng trị giá hàng nghìn tỷ đô la của nước này, theo một báo cáo hồi tháng 12 của Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS), có trụ ở ở Washington.

Báo cáo cho biết Pakistan, Ai Cập và những nước khác phụ thuộc vào Trung Quốc về cơ sở hạ tầng kỹ thuật số có thể tích hợp internet vệ tinh của Trung Quốc vào mạng của họ. Ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc ở nhiều nền kinh tế cũng mang lại cho nước này đòn bẩy để ngăn cản họ sử dụng các dịch vụ internet vệ tinh của Mỹ, báo cáo nhận định.

Theo WSJ

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới