Thứ tư, 25/12/2024
27 C
Ho Chi Minh City

Việt Nam có tên trong bản đồ các nước trồng cây biến đổi gen

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Việt Nam có tên trong bản đồ các nước trồng cây biến đổi gen

Ngọc Hùng

Việt Nam có tên trong bản đồ các nước trồng cây biến đổi gen
Một đoàn tham quan của Bộ NN&PTNT đang tìm hiểu về giống bắp GMO. Ảnh: NH

(TBKTSG Online) - Theo ước tính của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm nay đã có 200 tấn giống bắp biến đổi gen (GMO) được bán ra, tương đương diện tích gieo trồng gần 100.000 héc ta. Và lần đầu tiên trong bản đồ các quốc gia có trồng cây trồng biến đổi gen đã có tên Việt Nam ở vị trí 23.

Ngày 27-9 tại TPHCM, Trung tâm Công nghệ sinh học TPHCM, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) TPHCM tổ chức hội thảo 20 năm thương mại hóa cây trồng công nghệ sinh học trên thế giới và thực trạng phát triển tại Việt Nam.

Theo ông Dương Hoa Xô, Giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học TPHCM, tổng diện tích trồng cây trồng biến gen trên thế giới là gần 198 triệu héc ta, trong đó các quốc gia đang phát triển có mức tăng liên tục và chiếm 54% tổng diện tích, các nước phát triển chiếm  44% diện tích.

Trong 20 năm kể từ khi cây trồng biến đổi gen được cho trồng, đã có gần 2 tỉ héc ta đã gieo trồng, tức là lớn hơn tổng diện tích của Trung Quốc và Mỹ cộng lại, và lần đầu tiên Việt Nam có tên trong bản đồ các quốc gia có trồng cây trồng biến đổi gen. Hiện thế giới có 29 quốc gia đang trồng cây biến đổi gen.

Ông Xô cho biết, dù đang có những thông tin tiêu cực liên quan đến cây trồng biến đổi gen nhưng diện tích cây trồng biến đổi gen trên thế giới đều tăng mỗi năm, chứng tỏ cây trồng biến đổi gen đang mang lại những giá trị kinh tế cho người nông dân. Những cây trồng có mang 2-3 gen chuyển hóa được nông dân ưa chuộng, chiếm diện tích lớn nhất là cây đậu nành, bắp, bông và cải dầu.

Theo kết quả khảo nghiệm bắp biến đổi gen từ năm 2010-2015 của Trung tâm Khảo nghiệm giống, sản phẩm cây trồng vùng Nam bộ, bắp GMO trong khảo nghiệm rộng, bắp GMO gen kép cho năng suất tương đương và cao hơn giống đối chứng khoảng 16,5% năng suất, thậm chí có giống bắp GMO cho năng suất cao hơn 25% giống đối chiếu. 

Ông Nguyễn Xuân Định, Phó trưởng Cục Trồng trọt, Bộ NN&PTNT, cho biết do ở Việt Nam luôn tồn tại hai luồng ý kiến ủng hộ và không/chưa ủng hộ; vì vậy, để có một cơ sở pháp lý chặt chẽ, đảm bảo an toàn để cây trồng GMO được công nhận chính thức, Việt Nam đã mất nhiều năm để hoàn thiện các văn bản pháp lý cho phép thương mại hóa cây trồng biến đổi gen. Việt Nam chính thức cho trồng bắp GMO vào tháng 3-2015.

Tuy nhiên theo ông Định, một trong những hạn chế có thể ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn bắp GMO của nông dân là giá bắp giống GMO đang quá cao. Hiện giá bắp giống GMO được các công ty bán là gần 200.000 đồng/kg.

Trong những cuộc họp trước đây, Bộ NN&PTNT cho biết, Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2020 sẽ có khoảng 30-50% diện tích bắp GMO.

Số liệu của Cục Trồng trọt cho thấy, năm 2015, diện tích trồng bắp của cả nước ước đạt gần 1,18 triệu héc ta, năng suất trung binh bình là 44,8 tấn/héc ta và Việt Nam phải nhập khẩu thêm khoảng 7 triệu tấn bắp để sản xuất thức ăn chăn nuôi. Bắp Việt Nam nhập chủ yếu là từ Argentina, Brazil - hai quốc gia đang cho trồng cây trồng biến đổi gen rộng rãi.

Xem thêm:

>>> Đã đến thời của giống bắp biến đổi gen?

>>> Hướng tới đạt 30-50% diện tích trồng cây biến đổi gen năm 2020

>>> Thực phẩm biến đổi gen có mặt ở khắp nơi

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới