Thứ Sáu, 19/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Vinalines và ‘hải trình’ mới mang tên VIMC

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Vinalines và ‘hải trình’ mới mang tên VIMC

Lan Nhi

(TBKTS Online) – Tổng công ty hàng hải Việt Nam (Vinalines) đã xin đổi tên viết tắt là Vinalines thành VIMC (Vietnam Maritime Coporation) trước thềm đại hội đồng cổ đông lần thứ nhất để mong “hải trình” mới suôn sẻ.

Vinalines và 'hải trình' mới mang tên VIMC
Chủ tịch HĐTV Vinalines Lê Anh Sơn- người "chèo lái" con thuyền Vinalines gần 10 năm qua sau khi hàng loạt lãnh đạo doanh nghiệp này vướng lao lý. Ảnh: VIMC

Bốn năm sau cổ phần hóa và nhiều trục trặc, thay đổi, Vinalines dự kiến sẽ tổ chức đại hội đồng cổ đông lần thứ nhất diễn ra vào ngày 8/8 tới. Điều đáng nói đầu tiên là doanh nghiệp không muốn gắn với tên viết tắt Vinalines với quá nhiều tai tiếng trong suốt 10 năm qua nên đã quyết định đổi tên viết tắt thành VIMC.

Quả thật hải trình 10 năm qua đối với Vinalines quá nhiều chông gai. Sau khi có quyết định bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) vào năm 2018, VIMC hầu như vẫn “dẫm chân tại chỗ”. Ban đầu, doanh nghiệp  đứng trên bờ vực phá sản được quyết định bán vốn nhà nước và dự kiến chỉ còn giữ lại 65% vốn nhà nước sau cổ phần hóa và tiến tới nhà nước chỉ còn 36% vốn. Nhưng lộ trình cổ phần hóa lại không diễn ra như kế hoạch.

Việc tăng vốn điều lệ không thành, bán cổ phần cho cổ đông chiến lược không thành; cộng với bán đấu giá công khai và bán cho người lao động cũng không được bao nhiêu.

Kết quả là hồi tháng 6 vừa qua, Ủy ban quản lý vốn Nhà nước (CMSC) đã điều chỉnh quy mô và cơ cấu vốn điều lệ của VIMC từ dự kiến 14 ngàn tỉ đồng xuống còn 12 ngàn tỉ đồng và nhà nước vẫn nắm giữ trên 90% cổ phần.

Tình hình kinh doanh vận tải biển trong nước và trên thế giới liên tục sụt giảm từ năm 2010 đến nay khiến cho dòng tiền của doanh nghiệp gặp khó. Theo kế hoạch kinh doanh mà CMSC phê duyệt cho doanh nghiệp thì năm nay, doanh thu công ty mẹ phải đạt 1.555 tỉ đồng và lợi nhuận trước thuế phải đạt 51 tỉ đồng.

Tuy nhiên, trong dự thảo kế hoạch điều chỉnh trình Đại hội đồng cổ đông lần thứ nhất, VIMC đặt doanh  thu 1.526 tỉ đồng, lợi nhuận trước thuế âm 1.024 tỉ đồng. Trong đó, cả 8 tháng đầu năm và 4 tháng cuối năm (thời điểm trước và sau khi Vinalines chuyển mô hình hoạt động) đều âm về lợi nhuận.

Dự thảo kế hoạch kinh doanh của VIMC cho biết, do tác động tiêu cực của dịch bệnh và ngành nghề kinh doanh vận tải biển, các tồn tại về công nợ từ thời điểm còn là doanh nghiệp nhà nước chưa xử lý hết, công ty mẹ không thể làm ăn có lãi.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới