Thứ tư, 20/11/2024
35.6 C
Ho Chi Minh City

Với đề xuất điều chỉnh giá trần tuyến bay nội địa, giá vé Hà Nội-TPHCM tối đa là 4 triệu đồng

L. Nhi

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

(KTSG Online) - Giá nhiên liệu bay hiện nay đã tăng thêm 84% so với năm 2015 nhưng mới đây Cục Hàng không (CHK) đề xuất với Bộ GTVT tăng trần giá vé máy bay nội địa.

Việt Nam là một số ít nước vẫn còn áp dụng trần giá vé máy bay theo Luật Hàng không dân dụng Việt Nam. Trần giá vé máy bay nội địa đã được áp dụng từ 2015. Tại thời điểm đó, giá nhiên liệu Jet A1 khu vực Châu Á chỉ còn 61,6 đô la Mỹ đến 84,5 đô la/thùng. CHK đã điều chỉnh giá vé máy bay thời điểm đó bình quân giảm 3,5%.

Đến năm 2019, Bộ GTVT quyết định mức tối đa giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa tiếp tục được giữ nguyên, chưa thay đổi.

Nhưng nay trước sức ép tăng giá nhiên liệu gần gấp đôi và một phần để giúp các hãng hàng không trong nước phục hồi, CHK vừa kiến nghị Bộ GTVT điều chỉnh mức giá dịch vụ vận chuyển hành khách nội địa, tăng trung bình 3,7% so với khung giá hiện hành.

Cụ thể, đường bay 500-850 km tăng giá trần từ 2,2 triệu đồng lên 2,25 triệu đồng (tăng 2,2%). Cự ly 850-1.000 km tăng từ 2,79 triệu đồng lên 2,89 triệu đồng (tăng 3,5%). Đường bay 1.000-1.280 km tăng từ 3,2 triệu đồng lên 3,4 triệu đồng (tăng 6,2%). Cự ly 1.280 km trở lên tăng từ 3,75 triệu đồng lên 4 triệu đồng (tăng 6,6%).

Như vậy, với các đường bay dài từ Hà Nội đến TPHCM, Hà Nội-Phú Quốc hay chiều ngược lại, giá vé tối đa sẽ là 4 triệu đồng.

Mức tăng cho toàn thị trường từ 2,2% đến 6,6%.

CHK cho biết, tỷ trọng nhiên liệu chiếm  khoảng 39% tổng chi phí thì chi phí nhiên liệu tháng 4 của các hãng hàng không tăng 65% so với tháng 12/2014 và tăng 84% so với tháng 9/2015. Đến cuối tháng 3/2022, giá nhiên liệu Jet A1 vẫn tăng rất cao. Do đó, cần điều chỉnh mức tối đa giá dịch vụ vận chuyển hành khách nội cho phù hợp.

Đại diện các hãng hàng không tính toán, ước tính năm nay giá nhiên liệu bình quân là 130 đô la/thùng, thì các hãng đều tăng nhiên liệu từ 3200 tỉ đến khoảng 5700 tỉ đồng, tùy theo tần suất và sản lượng bay. Mức phụ phí hàng ngàn tỉ đồng tăng thêm là gia tăng số lỗ.

Trước đó, Vietnam Airlines đã từng gửi đề xuất lên CHK đề xuất nới trần vé máy bay nhưng bị các hãng khác phản đối. Trong giải giá vé bán ra của các hãng cho mỗi chuyến bay thì số lượng vé bán được giá trần chiếm tỷ trọng rất thấp.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới