Thứ Bảy, 20/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Xây dựng áo dài Huế thành thương hiệu du lịch đặc trưng của đất cố đô

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Xây dựng áo dài Huế thành thương hiệu du lịch đặc trưng của đất cố đô

Nhân Tâm

(TBKTSG Online) – Các giải pháp xây dựng thương hiệu áo dài Huế gắn với chiến lược phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng của Huế được đưa ra tại một hội thảo về áo dài Huế diễn ra sáng nay (16-3) tại thành phố Huế.

Xây dựng áo dài Huế thành thương hiệu du lịch đặc trưng của đất cố đô
Một số nghệ nhân người Tà Ôi, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên-Huế giới thiệu cách dệt áo dài truyền thống của người Tà Ôi.

Trong thời gian trở lại đây, cùng với sự phát triển nhanh chóng của thời trang hiện đại, có một nghịch lý là những người làm du lịch luôn quảng bá du lịch Việt Nam ra thế giới với hình ảnh nước ngoài trong khi khách nước ngoài đến Việt Nam rất hiếm thấy hình ảnh người Việt Nam mặc áo dài, theo ông Nguyễn Văn Phúc, Phó Giám đốc Sở Du lịch Thừa Thiên-Huế.

Ông Phúc chia sẻ: “Huế xác dịnh du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn. Khi du lịch Huế lấy giá trị văn hóa truyền thống làm vốn quý để phát triển thì hình ảnh chiếc áo dài nên được khai thác triệt để. Đặc biệt, trong bối cảnh Huế còn rất thiếu các sản phẩm du lịch, chiếc áo dài đủ tiềm năng để trở thành một sản phẩm hút khách”.

Nhà thiết kế Đặng Thị Minh Hạnh đề xuất áo dài cần được nhìn nhận như một sản phẩm tiêu dùng mang tính đặc trưng của Huế và phải mang tính thương mại cao.

“Xây dựng một phố may áo dài và không gian áo dài tại Huế để du khách đến không chỉ may, mua áo dài mà còn là nơi để tìm hiểu về lịch sử, bản sắc, truyền thống của Huế”, bà Hạnh nói và cho biết đây còn là địa điểm để giới trẻ thể hiện sự sáng tạo trong việc tạo ra áo dài Huế hiện đại. Khi đã tạo ra được một địa điểm giới thiệu áo dài Huế đẳng cấp thì khách sẵn sàng bỏ ra 10-20 triệu đồng để sắm một bộ áo dài truyền thống Huế.

Áo dài của người dân tộc Tà Ôi, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên-Huế được giới thiệu tại hội thảo. Ảnh: Nhân Tâm

Là một doanh nhân, bà Nguyễn Lan Vy chia sẻ áo dài Huế không chỉ là trang phục thuần túy mà còn trở thành biểu tượng nét đẹp văn hóa truyền thống Huế và sản phẩm du lịch đặc sắc của Huế.

“Từ nghề may áo dài, vẽ áo dài, Huế còn là tiềm năng về nghệ thuật sân khấu áo dài”, bà Vy nói và cho biết thêm đây là một phân khúc tiềm năng để giới thiệu một cách sinh động áo dài Huế đến du khách.

Chia sẻ tại hội thảo “Phát huy giá trị văn hóa Huế trong xây dựng thương hiệu áo dài Huế”, ông Phan Ngọc Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế cho biết hội thảo này là cơ hội để tỉnh xây dựng dự án xây dựng thương hiệu áo dài Huế trong tương lai.

Giới thiệu áo dài của người Tà Ôi

Tại buổi hội thảo, một số nghệ nhân người Tà Ôi, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên-Huế giới thiệu áo dài truyền thống được dệt từ zèng – một loại thổ cẩm của người Tà Ôi và cách dệt vải. Vẫn là dáng dấp hai tà áo dài quá gối, có khi chạm gót được xẻ cao từ phần eo đi xuống, đường may ôm lấy thân hình yêu kiều của người phụ nữ, trên tấm áo dài Tà Ôi, những hoa văn đặc trưng được người dệt khéo léo điểm những hạt cườm chì, hạt cườm, quả rừng tạo nên hình ảnh, biểu tượng phong phú chuyển tải cuộc sống thường nhật và nét đẹp văn hóa truyền khẩu từ đời này sang đời khác.

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới