Thứ Tư, 7/08/2024
35.6 C
Ho Chi Minh City

Xây dựng rừng phòng hộ để thích ứng với biến đổi khí hậu

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Xây dựng rừng phòng hộ để thích ứng với biến đổi khí hậu

Ngọc Hùng

Theo các chuyên gia trong ngành thì rừng ngập mặn ven biển là “bảo bối” để ứng phó với biến đổi khí hậu ở nước ta. Trong ảnh: Một góc rừng ngập mặn Cần Giờ, TPHCM. Ảnh: Ngọc Hùng

(TBKTSG Online) – Để ĐBSCLgiữ được vựa lúa và nuôi trồng thủy sản trong bối cảnh biến đổi khí hậu thì cách tốt và hiệu quả nhất là bắt buộc các tỉnh thành ở đây phải xây dựng được một hệ thống rừng phòng hộ ven biển trong những năm tới.

Đây là thông tin được đưa ra trong báo cáo của các diễn giả tại Diễn đàn Quản lý thích ứng trong ứng phó với biển đổi khí hậu ở ĐBSCL do Ủy ban Quốc gia con người và sinh quyển (Mad-Unesco), Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) tổ chức, diễn ra tại Bến Tre trong 2 ngày 5 và 6-6.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bến Tre, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, trong những năm gần đây độ mặn 4 phần nghìn đã xâm nhập sâu vào đất liền trên 60 km tính từ các cửa sông lớn của tỉnh.

Cụ thể, gần 133.000 hộ gia đình thiếu nước sinh hoạt, gần 16.000 héc ta lúa bị mất trắng và giảm năng suất, 857.000 cây giống bị hư hại, 445.000 cây giống bị chết, 13.700 héc ta dừa bị rụng trái non, 8.495 héc ta mía và 25.019 héc ta cây ăn trái giảm năng suất, 360 héc ta nuôi thủy sản bị giảm năng suất, 5.289 tấn tôm cá bị thiệt hại. Nguyên nhân một phần là do diện tích rừng ngập mặn của tỉnh liên tục giảm qua từng năm, từ 20.000 héc ta (1975) xuống còn 3.900 héc ta hiện nay.

Vì thế, tỉnh Bến Tre đang có kế hoạch khôi phục lại hệ thống rừng phòng hộ ven biển và xem đó là vấn đề cốt lõi cho việc khôi phục lại những diện tích sản xuất nông nghiệp bị thiệt hại do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu trong thời gian qua.

Theo báo cáo của giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Trí Hoàng, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và giáo dục môi trường thuộc Đại học Sư phạm Hà Nội, để ĐBSCL vẫn giữ được vị thế là trung tâm sản xuất lúa, thủy sản của cả nước trong bối cảnh biến đổi khí hậu thì phải duy trì các dãi rừng phòng hộ ven biển bao gồm rừng ngập mặn, rừng phi lao, bãi cát ở các vùng ven biển, đặc biệt là một loài cây thân thảo như muống biển, sam biển, cỏ.. đang là những lựa chọn hữu hiệu cho việc hạn chế xói lở bờ biển.

Báo cáo của ông Võ Chí Chung, thành viên Mab-Unesco chỉ ra rằng, để quyết định Quyết định 344/2005/QĐ-TTg về việc mở luồng tàu biển từ biển Đông vào kênh Quan Chánh Bố (Trà Vinh), cửa Định An Sông Hậu tới cảng Cái Cui (Cần Thơ) đến năm 2020 thành hiện thực thì phải bảo vệ được hệ thống rừng ngập mặn phòng hộ ven biển, rừng ngập ở Láng Sắc đi qua huyện Duyên Hải (Trà Vinh) và huyện Long Phú (Sóc Trăng) vì đây sẽ trở thành những nhân tố phòng hộ bền vững cho luồng tàu lớn di chuyển.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới