Thứ tư, 22/01/2025
27 C
Ho Chi Minh City

Xe quá tải: sẽ phạt lái xe, chủ xe và cả chủ hàng

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Xe quá tải: sẽ phạt lái xe, chủ xe và cả chủ hàng

Đá Bàn

Xe quá tải: sẽ phạt lái xe, chủ xe và cả chủ hàng

Không chỉ tài xế xe quá tải bị xử lý mà cả chủ xe, tổ chức hoặc cá nhân xếp hàng lên xe, tổ chức hoặc cá nhân là chủ hàng cũng phải chịu trách nhiệm. Ảnh: AQ.

(TBKTSG Online) - Không chỉ tài xế xe quá tải bị xử lý mà cả chủ xe, tổ chức hoặc cá nhân xếp hàng lên xe, tổ chức hoặc cá nhân là chủ hàng cũng phải chịu trách nhiệm, theo dự thảo Thông tư quy định về tổ chức và hoạt động của Trạm kiểm tra tải trọng xe trên đường bộ (thay thế Thông tư số 10/2012) vừa được Bộ Giao thông vận tải hoàn thiện.

Theo dự thảo, trạm kiểm tra tải trọng xe là nơi cơ quan quản lý đường bộ thực hiện việc thu thập, phân tích, đánh giá tác động của tải trọng, khổ giới hạn của phương tiện tham gia giao thông trên đường bộ đến an toàn đường bộ; kiểm tra phát hiện vi phạm, ngăn chặn việc lưu thông trên đường bộ và xử lý vi phạm đối với xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn về kích thước bao và kích thước thùng chở hàng.

Vì vậy, dự thảo không chỉ trao cho trạm kiểm tra tải trọng xe chức năng xử lý vi phạm (xe quá tải) đối với lái xe - như hiện nay - mà trao cho đơn vị này cả chức năng xử lý đối với các tổ chức, cá nhân liên quan đến phương tiện vi phạm (chủ phương tiện; tổ chức, cá nhân xếp hàng lên phương tiện; tổ chức, cá nhân là chủ hàng).

Theo đó, trạm kiểm tra tải trọng xe có quyền yêu cầu người điều khiển đưa phương tiện vào nơi quy định để kiểm tra tải trọng, khổ giới hạn và yêu cầu người điều khiển phương tiện hoặc chủ phương tiện xuất trình các giấy tờ liên quan đến phương tiện và vận chuyển hàng hóa; xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền đối với tổ chức, cá nhân xếp hàng lên phương tiện trong phạm vi địa bàn quản lý hoặc chuyển cơ quan có thẩm quyền xử phạt ở địa bàn hành chính nơi tổ chức, cá nhân xếp hàng lên phương tiện tổ chức kiểm tra, xử phạt; đình chỉ lưu hành phương tiện cho đến khi người vi phạm thực hiện xong các biện pháp khắc phục,...

Ngoài ra, dự thảo cũng phân định rõ về trạm kiểm tra tải trọng xe cố định (hoạt động 24/24 giờ vào tất cả các ngày trong tuần, kể cả ngày nghỉ và ngày lễ) và trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động (hoạt động theo kế hoạch hoặc chỉ đạo của cấp quản lý có thẩm quyền) để xác định nguồn vốn đầu tư và kinh phí hoạt động. Theo đó, trạm lưu động sử dụng ngân sách Nhà nước; còn trạm kiểm tra tải trọng xe cố định được chia thành hai loại: trạm độc lập (sử dụng ngân sách) và trạm gắn với trạm thu phí (do đơn vị quản lý, khai thác, bảo trì đường bộ đầu tư xây dựng, quản lý và sử dụng nên sẽ được quy định cụ thể trong các thỏa thuận về đầu tư xây dựng).

Các hành vi nghiêm cấm đối với trạm kiểm tra tải trọng xe

1. Lợi dụng việc kiểm tra xe để thu giữ hàng hóa vận chuyển trên xe.

2. Sách nhiễu, gây phiền hà, nhận hối lộ của chủ xe, người điều khiển phương tiện hoặc người môi giới; có thái độ hống hách, thiếu văn hóa hoặc có hành vi gây tổn hại đến thân thể, sức khỏe, tài sản của người điều khiển và người đi theo xe.

3. Môi giới, chỉ dẫn hoặc có hành động tiếp tay cho người điều khiển phương tiện nhằm trốn tránh việc bị kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm về tải trọng, khổ giới hạn theo quy định của pháp luật.

4. Tác động, điều chỉnh làm sai lệch kết quả kiểm tra; sửa chữa làm sai lệch biên bản, hồ sơ vi phạm.

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới