TP Hà Nội đặt mục tiêu đến hết năm 2022, 100% siêu thị, trung tâm thương mại không sử dụng túi nylon khó phân hủy để bảo vệ môi trường. Thay vào đó, sẽ sử dụng các sản phẩm thân thiện, gần gũi với thiên nhiên.
Loại dần túi nylon khỏi cuộc sống
UBND TP Hà Nội vừa có Kế hoạch số 266/KH-UBND về thực hiện Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững năm 2022 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Theo đó, 100% các siêu thị, trung tâm thương mại không sử dụng túi nylon khó phân hủy. Chuyển đổi sử dụng các sản phẩm bao bì thân thiện với môi trường thay thế dần cho các sản phẩm bao bì nhựa dùng một lần, khó phân hủy, dần loại bỏ túi nylon ra khỏi cuộc sống.
Đồng thời, thành phố Hà Nội sẽ xây dựng, thúc đẩy phát triển chuỗi cung ứng bền vững, khuyến khích phân phối các sản phẩm thân thiện môi trường, được dán nhãn sinh thái tại các siêu thị, trung tâm thương mại. Khuyến khích lồng ghép nội dung về sản xuất và tiêu dùng bền vững trong chương trình đào tạo, giảng dạy tại các cấp đào tạo.
Ngoài ra, nhiệm vụ trọng tâm giai đoạn tới là đẩy mạnh truyền thông về sản xuất và tiêu dùng bền vững. Thúc đẩy sản xuất sạch hơn, sản xuất các sản phẩm thân thiện môi trường, áp dụng mô hình, liên kết bền vững theo chuỗi vòng đời sản phẩm; phát triển hệ thống phân phối bền vững, xuất nhập khẩu bền vững…
Đây được xem là mục tiêu quan trọng của thành phố Hà Nội trong năm 2022 trong chiến lược giảm rác thải nhựa và đồng hành cùng Chính phủ Việt Nam trong các chương trình, đề án thúc đẩy mô hình kinh tế tuần hoàn, góp phần bảo vệ môi trường sống và vì lợi ích cộng đồng.
Chọn sản phẩm nào thay thế?
Thay túi nylon bằng lá chuối, túi giấy; thay ống hút nhựa bằng ống hút tre, ống hút bột; thay dao thìa dĩa, bát, đĩa nhựa bằng các sản phẩm làm từ tinh bột có khả năng phân hủy hoàn toàn… là những gợi ý được đưa ra nhằm khuyến khích người dân hạn chế sử dụng các sản phẩm từ nhựa truyền thống. Tuy nhiên, giá thành của các sản phẩm này khá cao và nhiều loại không đảm bảo được các tính chất như các sản phẩm từ nhựa truyền thống, nên việc sử dụng sản phẩm thân thiện môi trường tại các siêu thị và trung tâm thương mại thời gian vừa qua còn nhiều hạn chế.
Chọn giải pháp khác, một số siêu thị, trung tâm thương mại đã kết hợp với doanh nghiệp sản xuất trong nước sản xuất túi nhưng hầu hết các sản phẩm này vẫn chưa thực sự thân thiện môi trường như quảng cáo. Đây thực chất là những sản phẩm nhựa truyền thống trộn thêm phụ gia phân hủy, giúp sản phẩm phân rã nhanh hơn nhưng không phân hủy hoàn toàn mà vẫn tạo ra vi nhựa.
Nguyên nhân sâu xa là từ phía doanh nghiệp sản xuất gặp phải khó khăn trong nguồn vốn đầu tư, nghiên cứu, tìm kiếm công nghệ sản xuất và nguồn nguyên liệu đầu vào…
Khác với nhiều doanh nghiệp, An Phát Holdings đã đầu tư theo một hướng khá khác biệt. Doanh nghiệp này đã sản xuất thành công dòng sản phẩm sinh học phân huỷ hoàn toàn AnEco gồm túi, dao, thìa, dĩa, ống hút... thay thế cho túi nylon và các sản phẩm nhựa truyền thống, được khách hàng trong nước, quốc tế đón nhận tích cực.
Điều khác biệt của những chiếc túi AnEco là không tạo ra vi nhựa, có mức độ phân hủy 100% thành mùn, nước và CO2 trong vòng 6 tháng – 1 năm (tùy thuộc vào điều kiện chôn lấp). Khác hẳn với các sản phẩm khác khi mức độ phân hủy chỉ ở mức 30-40%. Điều này cũng được chứng minh khi AnEco là dòng sản phẩm đầu tiên tại Việt Nam đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của thế giới về khả năng tự hủy của sản phẩm nhựa như ISO 17088 (Quốc Tế), EN13432 (Châu Âu), ASTM D6400 (Mỹ) và TCVN 13114 (Việt Nam). Về khả năng phân hủy sinh học, các sản phẩm AnEco đều được các tổ chức quốc tế cấp chứng chỉ như TUV OK Compost Home/Industrial cho thị trường Châu Âu hay chứng chỉ BPI Compostable cho thị trường Châu Mỹ.
Ông Nguyễn Lê Thăng Long, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn An Phát Holdings cho biết: “Chúng tôi có thể sản xuất nguyên liệu AnBio và các sản phẩm AnEco, có khả năng phân hủy sinh học hoàn toàn trong thời gian ngắn không gây hại cho môi trường và vẫn đảm bảo được các tính chất ưu việt như độ bền, độ dẻo và tính ứng dụng cao. Cùng với đó, Tập đoàn cũng triển khai nhiều giải pháp nhằm giảm giá thành với mục đích đưa sản phẩm đến gần hơn với người sử dụng và kỳ vọng có thể giúp các siêu thị, trung tâm thương mại thực hiện được kế hoạch của thành phố Hà Nội đề ra trong thời gian tới.”
“Một trong những giải pháp tiên quyết, cũng là chiến lược của An Phát Holdings là tự chủ về nguyên liệu sản xuất sản phẩm sinh học phân hủy hoàn toàn. Đây là con đường nhanh nhất giúp giảm giá thành sản phẩm, giúp doanh nghiệp không bị phụ thuộc vào đối tác cung ứng nguyên liệu cũng như các tác động của thị trường như giá nguyên liệu đầu vào, giá cước vận tải biển tăng cao…”, ông Long cho biết thêm.
Được biết, An Phát Holdings đã bắt tay với một đối tác Hàn Quốc có kinh nghiệm trên 20 năm và chuyển giao công nghệ lõi độc quyền sản xuất nguyên liệu PBAT về Việt Nam. Bên cạnh đó tập đoàn này còn bắt tay với Technip Zimmer, nhà thầu công nghệ hàng đầu thế giới của Đức để cải tiến quy trình công nghệ và đưa ra một giải pháp công nghệ tốt nhất thế giới để thiết kế Nhà máy sản xuất chất dẻo sinh học phân hủy hoàn toàn PBAT An Phát.
PBAT An Phát được đánh giá là nhà máy sản xuất nguyên liệu xanh lớn nhất khu vực Đông Nam Á với công suất 30.000 tấn/năm. Hiện dự án đang gấp rút hoàn thiện các thủ tục để chuẩn bị khởi công vào đầu năm 2022, xây dựng trong vòng 24 tháng và sẵn sàng đi vào hoạt động vào năm 2024.
Cùng với đó, An Phát Holdings đã sở hữu văn bằng bảo hộ cho 2 sáng chế nguyên liệu xanh là PBAT và PBS - trở thành đơn vị đi đầu trong công nghệ điều chế, sản xuất PBAT và PBS tại Việt Nam.
Hiện tại, An Phát Holdings đã đưa ra thị trường các sản phẩm AnEco như: túi, màng bọc thực phẩm, dao, thìa, dĩa, ống hút sinh học, ống hút bột gỗ, găng tay sinh học, túi đựng rác, khăn trải bàn… Các sản phẩm này được bày bán tại các siêu thị, các sàn thương mại điện tử lớn như Amazon của Mỹ và các sàn trong nước như Shopee, Tiki…