Thứ bảy, 18/01/2025
27 C
Ho Chi Minh City

31 sân bay quốc tế và nội địa sẽ nằm tại các địa phương nào?

Nội dung: Y.M – Đồ họa: T.T

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

(KTSG Online) - Theo nghiên cứu quy hoạch hệ thống cảng hàng không, sân bay của Bộ GTVT, thời kỳ 2021-2030 dự kiến có 28 cảng hàng không (14 cảng hàng không quốc tế, 14 cảng hàng không quốc nội), tầm nhìn đến năm 2050 bao gồm 31 cảng hàng không (14 cảng hàng không quốc tế, 17 cảng hàng không quốc nội).

Trong giai đoạn 2021-2030, mạng lưới cảng hàng không, sân bay được quy hoạch theo mô hình trục nan với 2 đầu mối chính tại khu vực Thủ đô Hà Nội và khu vực TPHCM, hình thành 28 cảng hàng không bao gồm: 14 cảng hàng không quốc tế (Vân Đồn, Cát Bi, Nội Bài, Thọ Xuân, Vinh, Phú Bài, Đà Nẵng, Chu Lai, Cam Ranh, Liên Khương, Long Thành, Tân Sơn Nhất, Cần Thơ và Phú Quốc); 14 cảng hàng không quốc nội (Lai Châu, Điện Biên, Sa Pa, Nà Sản, Đồng Hới, Quảng Trị, Phù Cát, Tuy Hòa, Pleiku, Buôn Ma Thuột, Phan Thiết, Rạch Giá, Cà Mau và Côn Đảo).

Về tầm nhìn đến năm 2050, hồ sơ quy hoạch kiến nghị hình thành 31 cảng hàng không, bao gồm: 14 cảng hàng không quốc tế và 17 cảng hàng không quốc nội. Nghĩa là, đến năm 2050 sẽ có thêm sân bay quốc nội là Cao Bằng, Cát Bi và Cảng hàng không thứ 2 phía Đông Nam Thủ đô Hà Nội.

Các địa phương đã được phê duyệt chủ trương đầu tư dự án như sân bay Sa Pa (Lào Cai), Quảng Trị, Lai Châu, sân bay Phan Thiết (Bình Thuận) khẩn trương lựa chọn nhà đầu tư để khởi công vào cuối năm 2022 và đầu năm 2023.

4 BÌNH LUẬN

  1. Sân bay thứ 2 ở Hà Nội còn lâu mới xây, trong khi khu Nam Sông Hồng: Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Hưng Yên chưa có nhiều điều kiện phát triển các tiềm năng. Đáng lý, nên quy hoạch sân bay ở khu Nam Sông Hồng này.

  2. Sân bay vậy là nhiều rồi, thậm chí sân bay quốc tế quá nhiều. Với các tuyến đường bộ, đường sắt và đường thủy đang được phát triển, thì việc kết nối giữa các sân bay với các địa phương lân cận là thuận tiện, đừng làm thêm nữa.

  3. Bình quân, sân bay nhỏ nhất là 1- 2.000 tỷ, lớn nhất vài chục ngàn tỷ. Tương đương 150 ngàn tỷ (6,5 tỷ USD). Chi phí duy ty bảo dưỡng hàng năm tốn thêm khoảng 1 tỷ USD/ năm. Cả nước chỉ có 7 sân bay có lãi. Một bài toán vừa vĩ mô, vừa vi mô, chỉ tính rợ không thôi đã thấy “thua toàn tập” rồi. Không biết sắp đến còn bao nhiêu sân bay được quy hoạch bổ sung tiếp tục nữa đây ?

  4. Qua rồi, thời cha chung không ai khóc. Địa phương nào mà chả muốn sân bay. Vấn đề là chi phí đầu tư và chi phí duy trì hoạt động, ai sẽ chịu đây ? Nếu trả lời rõ ràng và sòng phằng, Chính phủ cứ cho triển khai thoải mái.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới