(KTSG Online) - Trong năm 2024, nhà đầu tư rút lượng vốn kỷ lục 450 đô la Mỹ khỏi các quỹ đầu tư chứng khoán chủ động trên toàn cầu. Dòng tiền tăng tốc tháo chảy khỏi các quỹ này do hiệu suất đầu tư kém xa các quỹ theo dõi chỉ số chứng khoán thụ động, có mức phí quản lý rẻ hơn.
- Tiền vẫn chảy mạnh vào các quỹ ETF chứng khoán
- Đầu tư chứng khoán qua quỹ hoán đổi danh mục đang trỗi dậy
![](https://cdn.thesaigontimes.vn/wp-content/uploads/2024/12/Quy-tuong-ho-va-quy-ETF.jpg)
Theo dữ liệu từ công ty nghiên cứu thị trường EPFR, trong năm qua, dòng tiền chảy ra từ các quỹ tương hỗ chủ động lựa chọn cổ phiếu tăng lên mức cao kỷ lục 450 tỉ đô la. Các chiến lược đầu tư theo dõi chỉ số thụ động và các quỹ hoán đổi danh mục (ETF) đang lấn át trên thị trường chứng khoán toàn cầu, từng nằm dưới sự chi phối của các quỹ tương hỗ chủ động. Diễn biến này đang định hình lại ngành công nghiệp quản lý tài sản toàn cầu.
Các quỹ lựa chọn cổ phiếu chủ động truyền thống đã phải vật lộn để biện minh cho mức phí quản lý tương đối cao trong những năm gần đây khi hiệu suất đầu tư tụt hậu so với mức tăng của các chỉ số chứng khoán ở Phố Wall, được thúc đẩy bởi các cổ phiếu công nghệ lớn.
Sự rời bỏ các chiến lược đầu tư chủ động tăng tốc khi những nhà đầu tư lớn tuổi rút tiền mặt và những nhà đầu tư trẻ chuyển sang các chiến lược thụ động có mức phí quản lý rẻ hơn.
“Mọi người cần đầu tư để nghỉ hưu và đến một lúc nào đó, họ phải rút tiền. Đa phần nhà đầu tư ở các quỹ cổ phiếu chủ động là người lớn tuổi. Những đồng đô la đầu tư mới có nhiều khả năng sẽ được rót vào một quỹ ETF theo dõi chỉ số chứng khoán, hơn là một quỹ tương hỗ chủ động”, Adam Sabban, nhà phân tích của công ty nghiên cứu thị trường Morningstar nói.
Hiệu suất đầu tư cổ phiếu củacác công ty quản lý tài sản theo đuổi chiến lược đầu tư chủ động. Chẳng hạn, Franklin Resources và T. Rowe Price ở Mỹ hay Schroders và Abrdn ở Anh, kém xa với công ty quản lý tài sản lớn nhất thế giới BlackRock, có hoạt động kinh doanh tập trung vào các quỹ chỉ số và ETF. Thị phần của các công ty quản lý tài sản này thậm chí có mất mát lớn hơn do sự trỗi dậy của các công ty đầu tư thay thế như Blackstone, KKR và Apollo, tập trung vào các tài sản không niêm yết như vốn cổ phần tư nhân, tín dụng tư nhân và bất động sản.
T. Rowe Price, Franklin Templeton, Schroders và Capital Group nằm trong số các công ty quản lý tài sản lớn bị rút vốn lớn nhất trong năm 2024, theo dữ liệu của Morningstar.
Sự thống trị của các cổ phiếu công nghệ lớn trên thị trường chứng khoán Mỹ gây khó khăn cho các công ty quản lý đầu tư chủ động. Lý do là các công ty này thường ít đầu tư vào những chỉ số chuẩn theo dõi cổ phiếu công nghệ.
Bảy công ty công nghệ nằm trong nhóm “Bộ bảy diệu kỳ” (Magnificent Seven) ở Phố Wall, gồm Nvidia, Apple, Microsoft, Alphabet, Amazon, Meta và Tesla, thúc đẩy phần lớn mức tăng của thị trường chứng khoán Mỹ trong năm nay.
Theo dữ liệu Morningstar, chiến lược đầu tư chủ động vào cổ phiếu của một công ty ở Mỹ lý mang lại lợi nhuận trung 20 % trong năm qua và 13 % hàng năm trong 5 năm qua, sau khi trừ phí. Trong khi đó, các quỹ thụ động thu về lợi nhuận lần lượt là 23 % trong năm nay 14 % hàng năm trong 5 năm qua.
Phí quản lý hàng năm của các quỹ chủ động là 0,45 %, cao hơn 9 lần so với mức phí 0,05 % ở các quỹ theo dõi chỉ số. Dòng tiền chảy ra từ các quỹ tương hỗ chủ động lựa chọn cổ phiếu cũng làm nổi bật sự thống trị ngày càng tăng của các quỹ ETF được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Mỹ.
Các quỹ này này thường áp dụng chiến lược đầu tư thụ động, cung cấp các lợi thế về thuế của Mỹ và tính linh hoạt cao hơn cho nhiều nhà đầu tư.
Theo dữ liệu từ công ty tư vấn ETFGI, nhà đầu tư đã rót 1,7 nghìn tỉ đô la Mỹ vào các quỹ ETF trong năm nay, nâng tổng tài sản đang quản lý của ngành này lên 15.000 tỉ đô la. Nhiều công ty quản lý quỹ tương hỗ truyền thống, gồm Capital Group, T Rowe Price và Fidelity đã đạt được một số thành công sau khi tìm cách thu hút khách hàng mới bằng cách chuyển quỹ đầu tư chủ động thành quỹ ETF.
Theo Financial Times