Thứ Tư, 17/07/2024
35.6 C
Ho Chi Minh City

100 năm sau của kênh đào Panama

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

100 năm sau của kênh đào Panama

Thanh Hương

(TBKTSG online) – 100 năm qua, đó đã là khoản đầu tư tốt của nước Mỹ. Nay Trung Quốc đang để mắt tới con kênh này.

100 năm sau của kênh đào Panama
Tàu qua cống kiểm soát Miraflores của kênh đào Panama tháng 4-2006. Ảnh: Getty Images

Năm 1914, sau cuộc đại chiến thế giới, tờ The Economist đã phát hành một số đặc biệt tới 176 trang nhân sự kiện khai trương kênh đào Panama, gọi đó là “thành tựu của hòa bình”, dự đoán rằng đây sẽ là khởi đầu của bùng nổ giao thương quốc tế.

Tuy nhiên, phải từ năm 1921 trở đi, kênh đào đi qua eo biển Trung Mỹ nối Đại Tây Dương với Thái Bình Dương này mới bắt đầu tấp nập tàu bè và thu bộn, nhất là với chủ đầu tư và sở hữu của nó là nước Mỹ.

Nay, kênh đào sắp hoàn thành phần mở rộng đầu tiên trong cả thế kỷ qua, và lại bắt đầu niềm hy vọng giao thương qua các đại dương sẽ có chuyển biến mới.

Tuy vậy, tình hình kênh đào có vẻ nhiều áp lực cạnh tranh, khi chuẩn bị kỷ niệm 100 năm kênh đào Panama vào ngày 15-8, thì Chính phủ Ai Cập thông báo kế hoạch nâng cấp kênh đào Suez cũng lần đầu tiên trong lịch sử 145 năm. Nicaragua đã mở con đường 278 ki lô mét kênh đào trị giá 40 tỉ đô la nối Đại Tây Dương với Thái Bình Dương, giấc mơ ngọt ngào của Trung Quốc thời còn ít được biết đến và chính quyền Nicaragua.Trong lúc đó, ngày 8-8 một phái đoàn doanh nghiệp từ Công ty Cơ khí Cảng Trung Quốc (một doanh nghiệp nhà nước) đã thăm Panama để xem xét khả năng xây dựng và đầu tư bộ cống kiểm soát thứ tư, trước cả bộ thứ ba, một phần của kế hoạch mở rộng, hoàn thành. Cũng như 100 năm trước, đây là thời điểm bộc lộ những mối quan tâm thương mại và địa chính trị.

Năm 1914 quanh Panama không có nhiều cạnh tranh. Đó là kỷ nguyên của Mỹ, khi bờ Tây nước này bùng nổ khai thác dầu mỏ và muốn tìm cách rẻ hơn để vận chuyển hàng hóa, dầu mỏ giữa Thái Bình Dương và Đại Tây Dương. Kênh Panama rút ngắn khoảng cách từ New York đến San Francisco, và là một con đường chiến lược giao thương với châu Á.

Quả thật sau chiến tranh thế giới thứ 2, thương mại Mỹ và châu Á tăng vọt cao hơn cả nhu cầu thương mại giữa bờ Đông và bờ Tây Mỹ, khi ngành đường sắt xuyên Mỹ bắt đầu phát triển cạnh tranh với giao thông đường thủy. Vì thế, Panama đã đấu tranh đòi quyền kiểm soát kênh đào này từ tay Mỹ, dẫn đến Hiệp ước Torrijos-Carter, chuyển quyền kiểm soát kênh đào cho Panama năm 1999.

Panama đã quản lý tốt kênh đào này. Tuy nhiên, cạnh tranh đến từ nhiều phía. Khi Cục quản lý Kênh đào Panama (ACP) bắt đầu lên kế hoạch mở rộng 10 năm trước, kênh này muốn thu hút nhiều tàu từ kênh Suez bằng cách nâng tải trọng cho phép lên tới 13.000 container (hiện tại khả năng lớn nhất là 5.000). Nhưng nay tàu đã tăng khả năng tải trọng lên tối đa 18.000 container. Suez, kênh ngang mực nước biển vốn không có cống kiểm soát và có thể cho phép tàu lớn hơn lưu thông, đã chia sẻ lượng tàu lưu thông giữa bờ Đông nước Mỹ và châu Á từ mức dưới 30% cách đây bốn năm lên đến 42% tháng 10 năm ngoái. Một vấn đề khác của Panama là sản xuất đã dịch chuyển khỏi Trung Quốc (do giá nhân công ở nước này đã cao hơn) sang các nước khu vực Đông Nam Á, nơi gần tuyến đường biển của Suez hơn.

Cũng có cả cạnh tranh từ Mỹ. Vận chuyển một món hàng từ Thượng Hải đến New York bằng tàu thủy mất 26 ngày nếu đi qua Panama. Trong khi đó dùng tàu biển đi đến California và hoàn thành hành trình bằng tàu hỏa tới New York chỉ mất 21 ngày (dù tốn kém hơn một ít). Các cảng bờ Tây đã đủ hiện đại để có thể đấu lại với con kênh.

Panama cũng gặp nhiều vấn đề từ nội bộ. Các vấn đề kỹ thuật, thỏa thuận chi phí giữa ACP và các nhà thầu châu Âu đã làm chậm lại dự án mở rộng trị giá 5,25 tỉ đô la này ít nhất là một năm và có thể làm tăng chi phí. Trong khi đó, Nicaragua đang xúc tiến mạnh mẽ giấc mơ từ thế kỷ 19. Nhiều người đang nghi ngờ chuyện tỉ phú 41 tuổi Wang Jing xây đường vận tải thủy qua Nicaragua. Nhưng dự án khổng lồ này, và mối quan tâm của các doanh nghiệp Trung Quốc với việc mở rộng kênh Panama, cho thấy Trung Quốc muốn có tiếng nói trong tương lai của eo biển này.

Trong cuộc cạnh tranh quyết liệt của thị trường vận tải biển, các nhà phân tích cho rằng cốt lõi của cuộc cạnh tranh của Panama trong tương lai có thể là ở những vấn đề như kích thước vận chuyển. Nhưng hôm nay nó đang tập trung vào vấn đề lâu dài hơn. “Họ không nhắm đến năm 2017”, Paul Bingham của công ty cơ sở hạ tầng CDM Smith, nói: “Cái quan trọng là tầm nhìn cho 100 năm tới.”

Theo The Economist

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới