Thứ năm, 28/11/2024
27 C
Ho Chi Minh City

Tiếng Anh thời sự: Big Mac

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Tiếng Anh thời sự: Big Mac

Nguyễn Vũ

Tiếng Anh thời sự: Big Mac
Quy mô kinh tế thế giới- đo bằng bánh mỳ kẹp thịt!

(TBKTSG Online) – Thỉnh thoảng chúng ta đọc nguyên một bài, xem thử việc đọc hiểu báo chí tiếng Anh nó khó do đâu.

Lấy bài “Patty-purchasing parity” trên tờ The Economist tuần trước để minh họa. Trước mắt chúng ta để cái tít đó, lát nữa giải quyết; kinh nghiệm là các bài trên báo này thường có một câu tóm tắt rất quan trọng bởi nó cho ta biết bài nói về chuyện gì. Câu này trong bài này là “The size of the world economy—measured in burgers” – Quy mô kinh tế thế giới – đo bằng bánh mỳ kẹp thịt.

Nhờ câu đó nên đoạn mở đầu dùng văn miêu tả không làm chúng ta ngạc nhiên:

In the mall below a McDonald’s restaurant in Hong Kong, excitable children pose for photos next to a statue of the chain’s clownish mascot, Ronald, who lounges on a bench, one yellow glove raised in welcome. He fronts a display of other promotional decor, including a soft drink the size of a man and a box of fries that looms even larger. A video chronicles the chain’s 41 years in Hong Kong, which have been full of menu twists and tweaks: sausage McMuffins, shake-shake fries, chicken McNuggets, salads. At the restaurant upstairs, touchscreen menus now allow choosy customers to build their own burger, adding exotica like grilled champignon, herb aioli and sliced jalapeños or even (heresy!) subtracting the bun.

Cả đoạn chỉ có một từ khó là (heresy!). Heresy bị các tự điển Anh – Việt làm chết nghĩa “dị giáo” nên ai phụ thuộc vào nó là bó tay. Heresy còn là “opinion profoundly at odds with what is generally accepted” – tức ngược đời, nghịch nhĩ. Muốn hiểu nó trong văn cảnh này thì chỉ cần nhớ lại, ai vô ăn hamburger đều trông chờ thưởng thức miếng thịt bò kẹp ở giữa càng dày càng ngon. Ở đây loại menu chọn món bằng màn hình chạm cho phép người nào sợ mập có thể giảm bớt món thịt bò – là một chuyện ngược đời!

Cái kinh nghiệm thứ nhì là nên bỏ qua các từ mà chúng ta biết người viết phải liệt kê ra cho đủ, chứ hiểu hay không hiểu chúng không ảnh hưởng gì nhiều. Đó là các biến thể của thực đơn: sausage McMuffins, shake-shake fries, chicken McNuggets, salads. Đó là các exotica – món lạ: grilled champignon, herb aioli and sliced jalapeños.

Đến đoạn tiếp theo:

Innovation and differentiation—the creation of things new and singular—are a boon to economic progress and the bane of economic measurement. It would be much easier to compare economies across borders and time if goods remained much the same, wherever and whenever they were made. Fortunately, amid all the creativity and complexity, the Big Mac remains something of a constant. It varies rather little from country to country or year to year. Its consistency is part of its appeal to customers. It is also why it appeals to us—as a handy benchmark for judging the strength of currencies and even the size of economies.

Câu đầu tiên có thể gây khó khăn; vậy cứ để đó, kinh nghiệm là nên đọc hết cả đoạn rồi quay lại chỗ nào làm khó chúng ta. So sánh các nền kinh tế với nhau sẽ rất dễ dàng nếu hàng hóa nước nào cũng như nhau; điều chỉ có với ổ bánh mì kẹp thịt Big Mac, có thể dùng làm chuẩn để so sánh sức khỏe đồng tiền và quy mô các nền kinh tế.

Nhờ đoạn sau dễ hiểu như thế nên câu đầu sẽ rõ dần: Đổi mới, rồi tạo ra sự khác biệt là động lực thúc đẩy kinh tế tiến bộ nhưng như vậy nó sẽ tạo ra đủ loại hàng hóa mới, độc bản, không nơi nào giống nơi nào và làm cho việc đo lường các chỉ số kinh tế mới khó làm sao. Đó chính là nghĩa của cụm từ “boon to economic progress and the bane of economic measurement”. Cặp từ boon và bane thường đi với nhau để đối chọi giữa hữu dụng và có hại, gây khó.

Thế tờ Economist tính toán chỉ số Big Mac như thế nào:

To calculate our Big Mac index, we collect the price of the burger (with bun, of course) in 59 countries accounting for 94% of the planet’s output. (In India, we substitute the Maharaja Mac, which is made with chicken rather than beef.) It turns out that some of these burgers are much cheaper than others in dollar terms. In America, a Big Mac costs $5.04 on average. In Hong Kong, by comparison, the same burger costs the equivalent of $2.50 or so. There are many potential reasons why Hong Kong’s Big Macs are cheaper than America’s. But one is that Hong Kong’s currency is undervalued.

Đoạn này không có từ hay khái niệm khó; chỉ cần nhớ ở Ấn Độ họ không ăn thịt bò vì dân Hindu xem bò là linh vật nên mới có chuyện thay bằng Maharaja Mac, bánh mì kẹp thịt gà. Và câu phải đem theo sau khi đọc là: Giá Big Mac ở đâu rẻ, đồng tiền nơi đó có khả năng bị định giá thấp.

Đoạn tiếp theo chỉ làm rõ thêm ý đó bằng các tính toán cụ thể giữa đô-la Hồng Kông và đô-la Mỹ:
The Big Mac index thus provides a simple gut-check for judging the competitiveness of currencies. It compares each country’s exchange rate with a hypothetical alternative: the rate that would equalise the price of a Big Mac around the world. In Hong Kong, where the Big Mac costs 19.20 Hong Kong dollars, that hypothetical exchange rate would be 3.81 Hong Kong dollars to the greenback. The real, market exchange rate is much weaker: it takes 7.75 Hong Kong dollars to buy one of the American sort. According to the Big Mac index, then, the Hong Kong dollar is heavily undervalued—by more than half.

Cái giả định ở đây là giá chiếc Big Mac bằng nhau khắp thế giới để từ đó họ tính ra tỷ giá lẽ ra phải có. Gut-check là phép thử.

Kinh nghiệm tiếp theo là một khi chúng ta đã bắt nhịp với luồng suy nghĩ hay lô-gích của tác giả rồi thì việc hiểu phần còn lại sẽ đơn giản hơn nhiều. Chỉ đến khi tác giả chuyển ý, chúng ta cần tìm luồng lô-gích mới:

The Big Mac index also provides a fun gauge of the size of national economies, a matter of great debate and controversy. If a country spent its entire annual income on Big Macs, how many burgers could it buy? America’s GDP is forecast to be over $18.5 trillion this year, according to the IMF. That translates into almost 3.7 trillion burgers at a little over five bucks apiece. America thus accounts for a big share of the world total, which will amount to over 19.2 trillion in 2016, by our calculations, based on IMF forecasts.

Ở đây tác giả chuyển từ tỷ giá qua quy mô nền kinh tế, tính bằng chiếc Big Mac, tức xem thử lấy hết thu nhập của cả nước để mua thì mua được bao nhiêu chiếc Big Mac. Từ đó họ so quy mô nền kinh tế Mỹ với nền kinh tế Trung Quốc:

Can any other economy rival the home of the hamburger? China’s GDP will be a little over 73 trillion yuan this year, says the IMF, or less than $11.4 trillion. But in China, a Big Mac costs only 18.6 yuan. So its GDP is equivalent to over 3.9 trillion burgers, over 5% more than the American total. Indeed, by this measure, China overtook America back in 2013. At market exchange rates, America’s economy is still far bigger than China’s. But at patty-purchasing parity, their positions have been flipped.

Một bên (Mỹ) mua được 3.700 tỷ chiếc Big Mac, một bên (Trung Quốc) mua đến 3.900 tỷ chiếc, vậy họ suy ra quy mô nền kinh tế của Trung Quốc lớn hơn Mỹ đến 5%. Tính toán theo kiểu vậy, tức đo lường sức mua hàng hóa thật sự, được gọi là dựa vào PPP (Purchasing Power Parity) – ngang bằng sức mua. Nhưng viết vậy thì đâu có tính tiếu lâm. Thế nên tờ Economist bèn kết hợp chuyện bánh mì kẹp thịt với chuyện sức mua để viết “patty-purchasing parity” cũng thành ppp nhưng là patty (là miếng thịt nướng kẹp giữa) và dùng nó làm tít luôn.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới