Thứ hai, 2/12/2024
27 C
Ho Chi Minh City

Việt Nam đối diện thách thức về an ninh nguồn nước

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Việt Nam đối diện thách thức về an ninh nguồn nước

Văn Nam

Việt Nam đối diện thách thức về an ninh nguồn nước
Một số lưu vực sông đã bị khai thác nước quá mức - Ảnh: TL.

(TBKTSG Online) – Nhu cầu nước gia tăng nhanh nhưng nguồn nước đang tiếp tục bị suy giảm, một số lưu vực sông đã bị khai thác quá mức; cạnh tranh, mâu thuẫn trong sử dụng nguồn nước ngày càng tăng... là những thách thức lớn mà Việt Nam đang phải đối mặt.

Theo nhận định của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong báo cáo tổng kết ngành tài nguyên-môi trường hôm nay (9-1), nếu tính theo tiêu chuẩn quốc tế thì riêng trong những tháng mùa khô đã có nhiều lưu vực sông đang bị khai thác ở mức căng thẳng như sông Mã, sông Hương, sông Đồng Nai...

Báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường còn đưa ra cảnh báo tuy không mới nhưng có thể sẽ còn tác động không nhỏ đến đời sống của nhiều người dân: nguồn nước dưới đất một số khu vực bị khai thác quá mức, một số khu vực bị suy giảm liên tục và chưa có dấu hiệu hồi phục; tình trạng ô nhiễm nguồn nước ngày càng tăng cả về mức độ, quy mô; rừng đầu nguồn bị suy giảm làm giảm nguồn sinh thủy là nguyên nhân chính góp phần làm cho nguồn nước cạn kiệt, thiếu nước trong mùa khô và gia tăng lũ ống, lũ quét, sạt lở đất trong mùa mưa.

Thực tế thời gian vừa qua, tình trạng biến đổi khí hậu và nước biển dâng, xâm nhập mặn đã tác động mạnh tới hoạt động nuôi trồng của người dân nhiều vùng trên cả nước, gây thiệt hại cho ngành nông nghiệp Việt Nam trong năm 2016 là rất lớn.

Cũng theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, điều rất đáng lo ngại chính là tình trạng suy thoái đất diễn ra nhanh dưới tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dân, trong đó tình trạng sa mạc hóa ở các tỉnh Nam Trung bộ và tình trạng sụt lún làm ngập lụt vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long sẽ ảnh hưởng lớn đến tình hình phát triển kinh tế-xã hội nếu không có hành động kịp thời.

Dự báo, thời gian tới vùng Đồng bằng sông Cửu Long có 828.000 héc ta đất bị nhiễm nặm, hơn 400 héc ta đết bị nhiễm phèn, các tỉnh chịu ảnh hưởng nhiều nhất là Kiên Giang, Bạc Liêu, Trà Vinh, An Giang, Cà Mau, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Long An. Vùng trung du và miền núi Bắc bộ có gần 2,3 triệu héc ta bị suy thoái, có nguy cơ trượt lở. Vùng duyên hải Nam Trung bộ có gần 56.000 héc ta đất bị nhiễm mặn, 759.000 héc ta bị hoang hóa, sa mạc hóa (riêng huyện Tuy Phong, Bắc Bình tình Bình Thuận diện tích cồn cát và đất cát hoang hóa khoảng 35.000 héc ta).

Bình quân lượng nước theo đầu người hiện nay mới đạt 3.400m3/người/năm và dự kiến đến năm 2025 giảm còn 2.830 m3/người/năm, trong khi đó theo Hội Tài nguyên nước quốc tế (IWRA) thì bình quân đầu người dưới 4.000 m3/người/năm là quốc gia thiếu nước. Ngay cả ĐBSCL, nơi chiếm khoảng 61% lượng nước cũng đang phải đối mặt với những thách thức lớn do các quốc gia phía thượng nguồn phát triển thủy điện trên dòng chính và dòng nhánh.

“Năm 2017, biến đổi khí hậu diễn ra nhanh hơn so với dự kiến gây ra các hiện tượng thiên tai bất thường làm thiệt thiệt hại về người và tài sản, tài nguyên suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm môi trường vẫn tiếp tục gia tăng, có nơi nghiêm trọng, đa dạng sinh học suy giảm, nguy cơ mất cân bằng sinh thái đang diễn ra trên diện rộng, ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển kinh tế xã hội, sức khoẻ và đời sống người dân”, báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường nhận định.

Xem thêm:

>> Đồng bằng sông Cửu Long đối mặt với hạn, mặn

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới