Thứ năm, 26/12/2024
27 C
Ho Chi Minh City

Chưa đồng loạt tăng viện phí với người chưa có BHYT

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Chưa đồng loạt tăng viện phí với người chưa có BHYT

Hoàng Nhung

Chưa đồng loạt tăng viện phí với người chưa có BHYT
Bệnh nhân đang khám chữa bệnh tại Trạm y tế Quận Gò Vấp. Ảnh: H.N

(TBKTSG Online) - Bộ Y tế cho biết, việc tăng giá tối đa dịch vụ khám chữa bệnh với người chưa có thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) tại các cơ sở y tế công lập sẽ không áp dụng đồng loạt từ ngày 1-6-2017 cho tất cả các bệnh viện trên toàn quốc. Trường hợp cần thiết sẽ lùi thời điểm điều chỉnh giá dịch vụ y tế cho phù hợp với mục tiêu kiểm soát chỉ số giá tiêu dùng.

Thông tư số 02/2017/TT-BYT đã quy định mức tối đa khung giá dịch vụ khám, chữa bệnh với người chưa có thẻ BHYT trong các cơ sở khám, chữa bệnh của Nhà nước, theo lộ trình tính giá dịch vụ công quy định tại Nghị định 16/2015/NĐ-CP, gồm chi phí trực tiếp và tiền lương, áp dụng đối với người bệnh chưa tham gia BHYT; dịch vụ ngoài phạm vi thanh toán của BHYT.

Mức giá của các dịch vụ tại thông tư này là mức giá tối đa, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1-6-2017. Tuy nhiên, không phải tất cả các bệnh viện trên toàn quốc thực hiện mức giá tối đa này từ ngày 1-6. Bộ Y tế sẽ quy định mức giá và thời điểm thực hiện cụ thể tại các bệnh viện thuộc Bộ Y tế, bệnh viện hạng đặc biệt, hạng I thuộc các bộ, ngành quản lý; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định mức giá và thời điểm thực hiện đối với các bệnh viện thuộc địa phương quản lý và các bệnh viện do các bộ, ngành khác quản lý từ hạng II trở xuống.

Cũng theo Bộ Y tế, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về việc điều chỉnh giá dịch vụ công theo lộ trình phải bảo đảm mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Do đó, Bộ Y tế đã đề nghị các địa phương dự kiến mức giá và thời điểm thực hiện (vào một trong các tháng 7,8,10,12 năm 2017) gửi về Bộ Y tế để phối hợp với Tổng cục Thống kê, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước tính toán mức tác động đến chỉ số giá tiêu dùng; trường hợp cần thiết sẽ điều chỉnh thời điểm thực hiện cho phù hợp với mục tiêu kiểm soát chỉ số giá tiêu dùng của Chính phủ.

Theo Bộ Y tế, hiện nay vẫn còn gần 20% dân số chưa tham gia BHYT, trong số này có rất nhiều người cận nghèo, người có thu nhập trung bình nhà nước đã có chính sách hỗ trợ 30-70% mức đóng nhưng vẫn chưa tham gia BHYT. Vì vậy, việc thực hiện Thông tư 02 sẽ khuyến khích người chưa có thẻ BHYT tham gia BHYT, thuận lợi cho các cơ sở y tế trong việc thu và quản lý nguồn thu, các bệnh viện có kinh phí để nâng cao chất lượng dịch vụ.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới