Thứ ba, 4/02/2025
27 C
Ho Chi Minh City

Nhu cầu tăng đẩy giá lúa gạo tăng vọt

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Nhu cầu tăng đẩy giá lúa gạo tăng vọt

Trung Chánh

(TBKTSG Online) - Nguồn cung khan hiếm, trong khi nhu cầu thị trường tăng đã kéo giá lúa gạo nội địa sôi động thời gian gần đây, nhất là sau khi Việt Nam trúng thầu bán hơn 140.000 tấn gạo cho Indonesia.

Nhu cầu tăng đẩy giá lúa gạo tăng vọt
Trong nông dân Đồng Tháp thu hoạch lúa vụ 3. Ảnh: Hoàng Kim

Bà Ngô Ngọc Yến, Giám đốc doanh nghiệp Yến Ngọc cho biết, gạo nguyên liệu của giống IR 50404 tại ĐBSCL hiện được giao dịch quanh mức 8.000-8.100 đồng/kg, tăng 1.000-1.100 đồng/kg chỉ trong nửa tháng trở lại đây. Tương tự, gạo nguyên liệu của các giống lúa thơm hiện được giao dịch quanh mức 9.300-9.600 đồng/kg, cũng tăng khoảng 1.000-1.100 đồng/kg trong vòng nửa tháng trở lại đây.

Trong khi đó, lúa IR 50404 tươi thu hoạch bằng máy gặt liên hợp hiện có giá 5.300-5.400 đồng/kg và các loại lúa thơm có giá dao động khoảng 6.100-6.300 đồng/kg, tăng khoảng 1.000 đồng/kg chỉ trong nửa tháng nay.

Lý giải nguyên nhân khiến thị trường lúa gạo nội địa sôi động, ông Lâm Anh Tuấn, Giám đốc Công ty TNHH Thịnh Phát cho biết, hiện vụ lúa thu đông 2017 (lúa vụ 3) đã thu hoạch hết và vụ đông xuân 2017-2018 thu hoạch trễ, sau Tết Nguyên đán mới bắt đầu rộ. Trong khi đó, ngoài các hợp đồng cũ chuyển sang, việc có thêm hợp đồng mới, bán hơn 140.000 tấn gạo cho Indonesia nên kéo giá lúa gạo nội địa tăng cao.

“140.000 tấn của Indonesia phải đi gấp, cuối tháng 2-2018 có mặt bên kho Indonesia, nhưng nhà xuất khẩu quyết tâm phải đi trước tết cho xong nên việc thiếu nguồn cung càng nghiêm trọng hơn, đẩy giá lên nữa”, ông cho biết.

Ngoài ra, theo ông Tuấn, giá bán gạo tăng cao hơn so với nhiều thời điểm trước đó cũng giúp kéo giá lúa gạo nội địa tăng mạnh. “Ví dụ, trước đó giao dịch gạo 5% tấm dưới 400 đô la Mỹ/tấn, thì đợt này gạo 5% bán được tính ra hơn 450 đô la/tấn rồi (giá FOB)”, ông dẫn chứng.

Tuy nhiên, giá lúa gạo thị trường nội địa tăng khá cao như hiện nay, theo ông Tuấn, việc sử dụng gạo tồn kho để thực hiện hợp đồng còn có hiệu quả, chứ mua gạo mới để thực hiện sẽ lỗ. “So với giá nguyên liệu nội địa hiện nay, bán vẫn lỗ bình thường; chỉ những đơn vị còn tồn kho thì bán mới có lãi”, ông cho biết.

Trước tình hình giá lúa gạo như nêu trên, ông Phạm Thái Bình, Giám đốc Công ty cổ phần nông nghiệp công nghệ cao Trung An cũng lo lắng việc tham gia và thực hiện hợp đồng bán gạo cho Indonesia sẽ không hiệu quả.

Mời xem thêm:

Xuất khẩu gạo không chắc lạc quan

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới