Chủ Nhật, 22/12/2024
27 C
Ho Chi Minh City

Hỗ trợ phát triển cộng đồng khởi nghiệp chuyên nghiệp

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Hỗ trợ phát triển cộng đồng khởi nghiệp chuyên nghiệp

Ngọc Hùng thực hiện

Hỗ trợ phát triển cộng đồng khởi nghiệp chuyên nghiệp
Ông Nguyễn Việt Đức, Tổng giám đốc Innovation Capital Management.

(TBKTSG Online) - Nhân sự kiện Innovation Capital Management (ICM) được cấp phép hoạt động quản lý đầu tư và đầu tư khởi nghiệp sáng tạo đầu tiên tại Việt Nam,Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Việt Đức, Tổng giám đốc ICM, về những hoạt động hỗ trợ cộng đồng khởi nghiệp trong thời gian sắp tới.

TBKTSG Online: Theo dõi những hoạt động của các doanh nghiệp khởi nghiệp (startup), thách thức lớn nhất có thể nhận thấy là thiếu nguồn tài chính. Là người có nhiều năm kinh nghiệm về hỗ trợ cộng đồng startup, ông có cho rằng nguyên nhân chính là do các startup trong nước còn thiếu kinh nghiệm về tìm vốn hay không?

Ông Nguyễn Việt Đức: Thị trường vốn và hoạt động đầu tư luôn yêu cầu doanh nghiệp phải có nhiều kinh nghiệm và kiến thức đặc thù, bao trùm toàn diện chiến lược kinh doanh, tài chính, pháp lý, mạng lưới... Đây là điều mà ngay cả các công ty đã trưởng thành, những tập đoàn đều cần tới sự trợ giúp của các chuyên gia. Trong câu chuyện của startup, chúng tôi quan niệm đó là những giao dịch chiến lược, thay đổi toàn diện một doanh nghiệp trước và sau khi thực thi. Ở tất cả mọi lĩnh vực kinh doanh, việc gọi vốn là nút thắt của tăng trưởng. Trong hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam, sự thiếu thốn này cũng đang gây ra một nút thắt riêng cho khởi nghiệp, điều mà chính phủ đang mong muốn thúc đẩy.

Chúng tôi đã cùng các chuyên gia lâu năm trong lĩnh vực đầu tư, mua bán và sáp nhập (M&A), gọi vốn, kiểm toán, ngân hàng tài chính đã cùng nhau thành lập lên ICM để bù khuyết cho sự thiếu thốn ấy, chúng tôi định hướng sẽ tạo động lực cho sự phát triển của doanh nghiệp Việt Nam, trong đó tập trung cho hoạt động khởi nghiệp sáng tạo.

Hiện tại, nhiều startup không chỉ muốn gọi vốn từ các quỹ đầu tư trong nước mà còn đặt tham vọng nhận đầu tư từ các quỹ đầu tư nước ngoài. Trong vai trò của mình, ICM có là chiếc cầu nối giữa startup trong nước với quỹ đầu tư nước ngoài được không, thưa ông?

Hiện ICM đang là đối tác chiến lược vĩnh viễn với Startup Vietnam Foundation - Quỹ khởi nghiệp khoa học công nghệ Việt Nam. Đây là quỹ phi lợi nhuận hội đủ các yếu tố hỗ trợ khởi nghiệp hiện tại ở Việt Nam, được xây dựng bởi những con người mong muốn một thế hệ khởi nghiệp tốt đẹp cho Việt Nam.

ICM cũng là đối tác chiến lược và duy nhất trong lĩnh vực vốn đầu tư của Swiss EP - một chương trình hỗ trợ doanh nhân toàn cầu của Thụy Sỹ, do những người có kinh nghiệm quốc tế truyền tải cho hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam. Ngoài ra, ICM là đối tác chiến lược với hơn 13 quỹ đầu tư và hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo quốc tế tại châu Mỹ, châu Úc, châu Á và châu Âu.

Chúng tôi cũng là đối tác tư vấn quản trị vốn đầu tư khởi nghiệp cho hơn 5 địa phương và Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam, các trường đại học trong nước. Chúng tôi chủ động tham gia đánh giá, làm giám khảo cho các dự án khởi nghiệp tại hầu hết các cuộc thi sáng tạo khởi nghiệp ở Việt Nam, và các chương trình do nước ngoài tổ chức tại Việt Nam, đi cùng trong công tác huấn luyện, dẫn dắt sau đó góp phần nâng cao năng lực cho các dự án khởi nghiệp.

Các mối quan hệ hợp tác này nhằm bao phủ toàn diện câu chuyện vốn tại các ngóc ngách, trên phương diện doanh nhân khởi nghiệp, vốn bằng tài chính, vốn bằng năng lực, vốn bằng mạng lưới, tác động từ các đối tượng trực tiếp tham gia khởi nghiệp (vườn ươm, trường đại học, viện nghiên cứu) với nhà đầu tư và nhà xây dựng chính sách. Để từ đó thúc đẩy khởi nghiệp, trong một sự đồng hành với các công tác truyền thông mạnh mẽ cho cộng đồng chung.

Có ý kiến cho rằng, phong trào khởi nghiệp ở Việt Nam trong những năm qua như nấm mọc sau mưa và còn thiếu tính bài bản, chuyên nghiệp. Vậy sự đóng góp của ICM ra sao để góp phần thay đổi quan niệm này?

ICM định hướng phát triển như một trong những đơn vị đầu tiên trong hệ sinh thái tập trung nguồn vốn toàn cầu, quản lý quỹ đầu tư, đầu tư trực tiếp cho khởi nghiệp và minh bạch hóa thị trường đầu tư khởi nghiệp.

Chúng tôi tin tưởng và tham vọng sẽ cùng với một số đơn vị chuyên nghiệp thực sự và có tâm thế hỗ trợ khởi nghiệp xây dựng được một thị trường đầu tư thực sự chuyên nghiệp cho hoạt động khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam, ứng dụng các chuẩn mực công nghệ tài chính mới nhất và khả thi nhất cho thị trường này trên chặng đường kết nối với vốn toàn cầu.

Tất cả các doanh nghiệp được đầu tư đều được ICM và hệ sinh thái khởi nghiệp hỗ trợ, từ nguồn lực đa dạng để phát triển đến hỗ trợ tư vấn… Chúng tôi hiểu rõ việc phát triển dự án khởi nghiệp không giống như việc rót vốn của các quỹ đầu tư mạo hiểm, mà cần người thực sự làm cùng các founder (người sáng lập), dìu dắt để họ trở thành những doanh nhân thực thụ.

Để cộng đồng khởi nghiệp đi vào thực chất hơn, ICM có đề xuất gì đối với việc phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp ở Việt Nam trong thời gian tới như thế nào?

Đầu tiên là vấn đề chất lượng startup. Chúng tôi kỳ vọng lớn vào sự hỗ trợ của chính phủ đối với hỗ trợ tiền khởi nghiệp để nâng cao chất lượng đầu vào cho các hoạt động đầu tư và hỗ trợ khác

Tiếp đến là chính sách, cần tạo ra các cam kết rõ ràng về khuyến khích đầu tư cho các đối tượng đầu tư, quỹ đầu tư, công ty quản lý quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo, bằng thuế, bằng thông tin và bằng việc kết nối ngang hàng quốc gia để tạo thành hệ sinh thái đầu tư khởi nghiệp hiệu quả.

Từ góc nhìn của mình, chúng tôi khuyến khích việc chính phủ không quá chú trọng tham gia trực tiếp hỗ trợ khởi nghiệp, mà hỗ trợ các đơn vị khu vực tư nhân có năng lực đi hỗ trợ khởi nghiệp, điều này xảy ra ở hầu hết các quốc gia đã triển khai thành công hệ sinh thái khởi nghiệp.

Cuối cùng, cần nhận nhận diện rõ bức tranh tổng thể, nhận diện rõ các đơn vị dẫn đầu trong hệ sinh thái khởi nghiệp quốc gia đối với mỗi loại mảnh ghép. Xây dựng cơ chế hỗ trợ để đồng bộ sự dẫn dắt của các mảnh ghép này. 

Xin cảm ơn ông!

Ông Nguyễn Việt Đức hiện là Phó chủ nhiệm Câu lạc bộ Hỗ trợ Khởi nghiệp Saigon Times, trực thuộc Saigon Times Club, một tổ chức phi lợi nhuận thuộc nhóm báo Thời báo Kinh tế Sài Gòn

Câu lạc bộ Hỗ trợ Khởi nghiệp Saigon Times được thành lập ngày 7-9-2018. Mục tiêu hoạt động của Câu lạc bộ Hỗ trợ Khởi nghiệp Saigon Times là xây dựng một cộng đồng khởi nghiệp dựa trên năng lực truyền thông của Thời báo Kinh tế Sài Gòn, năng lực kết nối với các câu lạc bộ khác trực thuộc Saigon Times Club nhằm đưa những dự án khởi nghiệp vào ứng dụng, triển khai thực tế.

Bên cạnh đó, tạo cầu nối để liên kết các cá nhân, nhóm, tổ chức, doanh nghiệp quan tâm đến hoạt động khởi nghiệp, từ đó, góp phần thúc đẩy hoạt độngkhởi nghiệp Việt Nam phát triển năng động, lành mạnh, đúng pháp luật. Đồng thời, đây cũng là diễn đàn để các cá nhân, nhóm, tổ chức và doanh nghiệp góp ý kiến xây dựng và phát triển hoạt độngkhởi nghiệp, cùng những vấn đề liên quan đến ngành nghề môi trường kinh doanh.

 

Mời xem thêm

Để khởi nghiệp ĐBSCL thêm hiệu quả

Startup là động lực trong cuộc cách mạng 4.0

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới