"Thiên thời, địa lợi, nhân hòa" cho kinh tế Triều Tiên cất cánh
Vũ Dung thực hiện
Kinh tế Triều Tiên gần như không có sự thay đổi trong những năm qua. Nếu người lãnh đạo quyết tâm đổi mới nền kinh tế, Triều Tiên đang đứng trước nhiều cơ hội thuận lợi. Vũ Dung thực hiện |
|
Trước thềm hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều diễn ra tại Hà Nội ngày 27-28 tháng 2,Vị nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Thế giới cho hay, nếu nhà lãnh đạo Kim Jong Un tận dụng được cơ hội, Triều Tiên có thể đạt được kết quả kinh tế mà chúng ta không thể ngờ được.
|
Ông bình luận thế nào về việc Việt Nam là nước được chọn làm địa điểm tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Mỹ Triều lần hai? Theo tôi, lý do quan trọng nhất mà hai nước Mỹ và Triều Tiên đồng ý tổ chức gặp nhau tại Việt Nam là vì an ninh, ổn định xã hội. Xét trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam được coi là nước có tình hình an ninh, chính trị ổn định nhất. Hơn nữa, Việt Nam là quốc gia duy trì được mối quan hệ tốt với cả Mỹ và Triều Tiên. Đối với Mỹ, từ một nước có thù địch trong quá khứ, tới nay Mỹ đã trở thành đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam. Từ năm1995 tới 2016, giai đoạn chứng kiến tốc độ tăng trưởng về kinh tế giữa Việt Nam và Mỹ, thương mại hai chiều giữa hai quốc gia tăng từ gần 52 tỉ đô la Mỹ lên 451 tỉ đô la Mỹ. Việt Nam đã trở thành một trong những thị trường xuất khẩu tăng trưởng nhanh nhất của Mỹ. Trong khi đó, Việt Nam cũng có mối quan hệ khá tương đồng về thể chế chính trị với Triều Tiên, đặc biệt trước thời kỳ Đổi mới. Kể từ sau công cuộc Đổi mới, Việt Nam có nhiều điểm khác so với Triều Tiên. Việt Namlà nước thực hiện hội nhập quốc tế thành công; chuyển từ đối đầu sang quan hệ ngày càng tốt đẹp với Mỹ. Do đó, Việt Nam là nước có nhiều kinh nghiệm để chia sẻ với Triều Tiên. |
“Việt Nam đã trở thành một trong những thị trường xuất khẩu tăng trưởng nhanh nhất của Mỹ”.
|
Ông Kim Jong Un từng nhận xét tích cực về quá trình Đổi mới của Việt Nam.Theo ông, đâu là những yếu tố để Triều Tiên có thể học hỏi được?Trước tiên cần phải hiểu bối cảnh lịch sử của Việt Nam thời kỳ đó. Trước năm 1986, nền kinh tế Việt Nam lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng. Lạm phát năm 1986 lên tới 700%, tốc độ tăng trưởng rất thấp, thậm chí âm, đời sống nhân dân quá khó khăn. Đây là áp lực buộc Việt Nam phải thực hiện công cuộc Đổi mới, nếu không tình hình kinh tế xã hội sẽ ngày càng trở nên nghiêm trọng. Bên cạnh đó, bối cảnh quốc tế thời điểm đó thuận lợi cho Việt Nam thực hiện công cuộc Đổi mới. Vào những năm 80, trước khi thực hiện Đổi mới, các nước Liên Xô và Đông Âu, những nước có cùng mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung với Việt Nam, cũng rơi vào cuộc khủng hoảng nghiêm trọng và phải thực hiện cải cách nền kinh tế. Nhưng theo tôi, yếu tố quan trọng nhất, mang tính quyết định tới thành công của quá trình cải cách chính là người lãnh đạo. Đất nước phải có người lãnh đạo cấp cao nhất đồng tình, khởi xướng công cuộc Đổi mới thì công cuộc đó mới thành công Thời kỳ đó, cố Tổng bí thư Trường Chinh, đã lập ra nhóm chuyên gia tư vấn gồm 10 người. Tôi khi đó là chuyên gia trẻ tuổi nhất. Ông Trường Chinh đặt ra nhiều vấn đề cho nhóm tư vấn giải quyết, trong đó, ông giao cho tôi hai vấn đề: một là chính sách kinh tế mới của Lênin áp dụng tại Việt Nam và hai là chính sách kinh tế đối ngoại của Việt Nam. |
Đưa ra ý tưởng cải cách rất khó khăn. Tại thời điểm bấy giờ, ông Trường Chinh, dù là người uy tín như vậy, nhưng vẫn gặp không ít quan điểm phản đối. Nói như vậy để thấy điều kiện quan trọng cho chương trình Đổi mới nền kinh tế là phải có một người lãnh đạo có bản lĩnh, uy tín, dám làm. |
Ông quan sát như thế nào về kinh tế Triều Tiên những năm gần đây?Kinh tế Triều Tiên những năm gần đây không có nhiều thay đổi, tuy rằng, ông Kim Jong Un đã chuyển từ chỉ phát triển vũ khí hạt nhân sang phát triển đồng thời cả hai yếu tố kinh tế và vũ khí hạt nhân. Nhà lãnh đạo Triều Tiên cũng đã thực hiện một số bước cải cách kinh tế nhưng những cải cách đó chưa cơ bản theo nền kinh tế thị trường. Muốn cải cách thực chất phải bắt đầu từ tự do hoá kinh tế, thương mại, phải cho nền kinh tế trong nước được tự do. Nhưng tới nay Triều Tiên vẫn chưa làm được điều đó. Theo quan sát của tôi, cục diện đang thay đổi. Những tuyên bố gần đây cho thấy, phía Mỹ và Triều Tiên đã có những nhượng bộ nhất định để đi tới thỏa thuận. Tuyên bố mới nhất cho thấy, phía Mỹ có thể chấp nhận việc Triều Tiên không cung cấp tất cả tài liệu về địa điểm thử vũ khí hạt nhân, nhưng sẽ phải gửi các chuyên gia về hạt nhân, tên lửa của Triều Tiên sang Mỹ hoặc một số quốc gia thân Mỹ khác. Chưa biết việc đàm phán sắp tới sẽ diễn ra như thế nào, nhưng chắc chắn, việc phi hạt nhân hoá bán đảo Triều Tiên phải là một quá trình, không thể vì một vài hội nghị thượng đỉnh có thể thay đổi được nền tảng quan hệ giữa hai nước Mỹ - Triều. |
Việt Nam sẽ được hưởng lợi gì từ hội nghị thượng đỉnh này, thưa ông?Theo truyền thông Singapore, nước này đã được hưởng lợi khoảng hơn 500 triệu đô la Mỹ, chủ yếu từ các ngành truyền thông, khách sạn, nhà hàng, du lịch…Tôi cho rằng, cái mà Singapore được lợi, Việt Nam cũngcó thể được lợi. Nhưng điều này còn tuỳ thuộc vào việc Việt Nam sẽ tận dụng lợi thế này như thế nào. Do vậy, thời cơ thì có, chính phủ và doanh nghiệp Việt Nam có biết tận dụng thời cơ này hay không? |
“Sự kiện gây sốc cả hành tinh này diễn ra tại Việt Nam sẽ là điều kiện để Việt nam nâng vị thế của mình trước con mắt của Thế giới” |
Tôi nghĩ rằng, sự kiện gây sốc cả hành tinh này diễn ra tại Việt Nam sẽ là điều kiện để Việt nam nâng vị thế của mình trước con mắt của Thế giới. Hơn nữa, mô hình kinh tế của Việt Nam, được Mỹ và Hàn Quốc cổ động, sẽ càng thêm vững chắc hơn trước con mắt của thế giới. Điểm cộng nữa là về kinh tế. Chắc chắn các dịch vụ khách sạn nhà hàng ăn uống du lịch sẽ tăng lên. Nếu Chính phủ, doanh nghiệp biết quảng bá, tận dụng hình ảnh của hai nguyên thủ này ở Việt Nam sẽ có thể gia tăng được hoạt động du lịch, dịch vụ…. Về tổng thể, ông kỳ vọng gì từ hội nghị thượng đỉnh Mỹ Triều lần này?Hội nghị thượng đỉnh lần này không thể giải quyết vấn đề phi hạt nhân hoá trên bán đảo Triều Tiên, nhưng ít nhất, nó có thể định ra được hướng đi và những điều kiện để phi hạt nhân hoá bán đảo này. Việc giải quyết đến đâu còn tùy thuộc vào liệu Mỹ có thể chấp nhận đòi hỏi của Triều Tiên tới đâu và Triều Tiên có thể đồng ý với yêu cầu của Mỹ như thế nào. Đây là hai vấn đề quyết định. Triều Tiên đã bỏ nguồn lực quốc gia để thử vũ khí hạt nhân và tên lửa, nếu muốn họ bỏ vũ khí này thì Mỹ phải đem lại lợi ích tương xứng cho họ. Trước khi họp, các chuyên gia hai nước đã gặp nhau thảo luận. Như vậy, đã phải có một kết quả nào đó thì hai nguyên thủ mới ngồi lại với nhau. Tôi hy vọng những kết quả đó sẽ mang lại những thuận lợi cho quá trình phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên. |
“Tôi hy vọng những kết quả đó sẽ mang lại những thuận lợi cho quá trình phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên”. |