Thứ tư, 5/02/2025
27 C
Ho Chi Minh City

Hạt lúa thời… 4.0!

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Hạt lúa thời... 4.0!

Nguyễn Minh Hải

(TBKTSG) - Gắn hạt lúa với yếu tố 4.0, tôi không có ý “đu trend” bởi hiện nay khá nhiều người đã quen với việc sử dụng từ “x + 4.0”, mà x có thể là công nghiệp, công nghệ, giáo dục, kinh doanh... Nhưng trong bối cảnh của một xã hội phát triển rất nhanh về nhiều mặt, hạt lúa cũng như người trồng lúa không thể tách rời xu thế đó.

Thay cây lúa bằng cây gì?

“Tháo chạy” khỏi cây lúa

Hạt lúa thời... 4.0!
Ảnh: Văn Thanh

Nhiều tài liệu khẳng định, lúa nước được trồng sớm nhất trên thế giới là ở Đông Nam Á, gồm Việt Nam và một vài nước lân cận. Với thành tựu này, loài người đã hình thành nền văn minh lúa nước. Có lẽ cũng từ đây, người Việt đã đưa cơm thành món chính trong thực đơn của mình, mà bây giờ nhiều người vẫn nói “ăn cơm cho chắc bụng”...

Từ châu thổ sông Hồng và sông Thái Bình, nghề trồng lúa nước được phát triển đến các khu vực khác, từ lúa nước sau có nơi chuyển thành lúa cạn, từ lúa trồng bằng giống tự nhiên sau có lai ghép thành nhiều giống mới, từ lúa mùa thành lúa ngắn ngày...

Có lẽ vì đặt nặng yêu cầu về an ninh lương thực, nên trong thời gian khá dài Việt Nam có một chỉ số thống kê là “số ki lô gam thóc bình quân đầu người”, trong đó các loại lương thực khác được quy đổi sang thóc (lúa), hoặc một chỉ số tương đương là “sản lượng lương thực bình quân đầu người”.

Cây lúa có một địa vị rất quan trọng trong đời sống của người Việt. Điều đó đã được lưu dấu lại bằng các câu ca dao: Trời cao đất rộng thênh thang/Tiếng hò giọng hát ngân vang trên đồng/Cá tươi gạo trắng nước trong/Hai mùa lúa chín thơm nồng tình quê; Cày đồng đang buổi ban trưa/Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày/Ai ơi bưng bát cơm đầy/Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần...

Những câu ca dao ấy vừa thể hiện tình cảm với nghề trồng lúa, với cây lúa, từ đó nhắc nhở mọi người phải trân quý hạt lúa, đồng thời để lại các kinh nghiệm quý báu trong nghề trồng lúa.

Dù là nơi trồng lúa nước vào hàng sớm của nhân loại, đất nước lại có những đồng bằng phì nhiêu nhưng trong suốt chiều dài lịch sử, dân tộc ta từng đối mặt với nạn đói.

Đói gồm cả nguyên nhân từ nhân tai và thiên tai; nhân tai như chiến tranh, việc ban hành chính sách của các chính quyền không hợp lý dẫn đến không phát huy được sức sản xuất; thiên tai thường thấy là do bão lụt, hạn hán, sâu bệnh... Đến những năm đầu sau khi đất nước thống nhất, nạn đói còn diễn ra ở một số nơi.

Có lẽ vì đặt nặng yêu cầu về an ninh lương thực, nên trong thời gian khá dài Việt Nam có một chỉ số thống kê là “số ki lô gam thóc bình quân đầu người”, trong đó các loại lương thực khác được quy đổi sang thóc (lúa), hoặc một chỉ số tương đương là “sản lượng lương thực bình quân đầu người”.

Sản lượng lương thực tăng, Việt Nam từ một nước phải nhập khẩu gạo, đến năm 1989 bắt đầu xuất khẩu. Tuy nhiên, từ chỗ giá trị xuất khẩu gạo đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam thì hiện nay, tỷ trọng này thực tế khá nhỏ, chỉ chiếm hơn 1% trong tổng kim ngạch xuất khẩu, dù giá trị tuyệt đối của gạo gần như liên tục tăng.

Dù cây lúa và hạt gạo được nhà nước đặt vị trí trung tâm trong chiến lược an ninh lương thực của đất nước, nhưng cần thêm những yếu tố khác nữa để thích nghi với tình hình mới và có thể đóng vai trò tích cực hơn.

Bên cạnh đó, xu hướng dùng ít tinh bột của cả người Việt Nam và dân một số nước cũng tác động ít nhiều đến hoạt động sản xuất và xuất khẩu lúa gạo. Hay việc cạnh tranh quyết liệt của các “cường quốc xuất khẩu gạo” cũng thúc đẩy Việt Nam phải có những điều chỉnh nhằm nâng cao giá trị hạt gạo trên trường quốc tế.

Do đó, tuy cây lúa và hạt gạo chưa bị đặt ra thách thức quá lớn nhưng có thể nói là đang đi vào một giai đoạn mang tính bước ngoặt.

Hiện nay, nhiều vấn đề cần đặt ra trong sản xuất lúa gạo. Đó là triệt để đưa hạt lúa thành hàng hóa, xóa dần các hình thức sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, mang tính tự cấp tự túc; là cần thiết quy hoạch lại các vùng trồng lúa, theo hướng sản xuất quy mô lớn, gia tăng hàm lượng kỹ thuật, chú trọng tối đa yếu tố lợi thế so sánh, giảm giá thành; lựa chọn các giống lúa có năng suất cao, thích nghi được điều kiện biến đổi khí hậu, ít phụ thuộc tự nhiên và nhất là có chất lượng thương phẩm cao.

Ngoài ra, còn phải chú ý quy trình sản xuất sạch, thân thiện với môi trường, bắt đầu từ các chuẩn của Việt Nam, tiến dần đến các chuẩn của từng thị trường xuất khẩu chủ lực và chuẩn chung của thế giới; tăng hàm lượng khoa học trong chế biến để bảo đảm từ hạt lúa sang hạt gạo ít thất thoát nhất, giữ được các giá trị dinh dưỡng tốt nhất và có hình thức phù hợp với từng loại thị trường; đó là quan tâm chế biến gạo thành các sản phẩm, nguyên liệu cho ngành công nghiệp thực phẩm để tạo ra giá trị gia tăng lớn hơn thay vì chỉ xuất khẩu gạo với vai trò là một nguyên liệu thô...

Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, bên cạnh đòi hỏi về công nghệ, về kỹ thuật thì yêu cầu về chia sẻ, liên kết là hết sức quan trọng, cả trong sản xuất lẫn thương mại. Những người sản xuất cần liên kết với nhau, chia sẻ kỹ thuật, kinh nghiệm, thị trường... đồng thời phải nắm bắt nhu cầu, thị hiếu của khách hàng trong từng điều kiện cụ thể.

Người sản xuất lúa bây giờ không nhất thiết là nhà nông nữa và cũng có thể không cần phải “Trông trời, trông đất, trông mây/Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm” nữa! Dĩ nhiên, vẫn có thể “trông cho chân cứng đá mềm” nhưng “chân cứng” ở đây là máy móc, phương tiện, yếu tố kỹ thuật; và khi “trời không yên, bể không lặng” thì vẫn có thể tạo ra cơ hội chứ không phải chỉ là thách thức.

Thời đại 4.0 dĩ nhiên cần có hạt lúa thời 4.0 của những nhà nông 4.0!

Vị trí đặt bình chọn

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới