Thứ Sáu, 19/07/2024
35.6 C
Ho Chi Minh City

Đến lượt doanh nghiệp thủy sản kêu khó cầm cự với phương án ‘3 tại chỗ’

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Đến lượt doanh nghiệp thủy sản kêu khó cầm cự với phương án ‘3 tại chỗ’

Trung Chánh

(KTSG Online) – Tiếp nối câu chuyện doanh nghiệp thời gian qua gặp khó với phương án “3 tại chỗ”, đến lượt Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản vừa có kiến nghị cần thay đổi các biện pháp phòng dịch phù hợp hơn nhằm giảm tổn thất cho doanh nghiệp.

Doanh nghiệp đuối sức vì chi phí duy trì '3 tại chỗ' quá cao

Khó áp dụng '3 tại chỗ' cho doanh nghiệp có đông công nhân

Doanh nghiệp chạy đôn đáo với phương án '3 tại chỗ'

Doanh nghiệp 'kêu cứu' đến Bộ Nông nghiệp để được tiếp tục sản xuất theo '3 tại chỗ'

Đến lượt doanh nghiệp thủy sản kêu khó cầm cự với phương án ‘3 tại chỗ’
Doanh nghiệp khó lòng cầm cự với phương án sản xuất 3 tại chỗ. Ảnh: Trung Chánh

Ông Trương Đình Hoè, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP), vừa có báo cáo với Thủ tướng Chính phủ và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về các khó khăn trong phòng chống dịch Covid-19 tại các nhà máy chế biến thủy sản và nêu ra một số đề xuất.

Theo ông Hoè, khi các địa phương áp dụng biện pháp sản xuất theo phương án “3 tại chỗ”, chỉ có khoảng 30% doanh nghiệp thủy sản ở phía Nam đáp ứng đủ điều kiện; các doanh nghiệp không đáp ứng đã buộc phải ngừng sản xuất. Điều này dẫn đến hệ lụy nợ ngân hàng, nợ nhà cung cấp, mất khách hàng và rủi ro không huy động được công nhân sau giãn cách xã hội.

Trong khi đó, với các doanh nghiệp sản xuất “3 tại chỗ”,  theo ông Hoè, số công nhân có thể huy động cũng chỉ 30-50% số lao động do quy định bắt buộc giãn cách trong sản xuất, còn lại phải nghỉ việc hoặc nghỉ không lương.

Việc thực hiện sản xuất giãn cách đã khiến công suất trung bình của doanh nghiệp giảm xuống chỉ còn 40-50% so với trước đây và dự tính công suất chung của cả vùng chỉ còn 30-40%. Nguyên liệu thủy sản huy động cho chế biến xuất khẩu cũng chỉ đạt 40-50% so với nguồn nguyên liệu bên ngoài.

Ông Hoè cũng cho biết chi phí doanh nghiệp thực hiện “3 tại chỗ” tăng vọt như chi phí xét nghiệm hàng tuần, chi phí trang bị các điều kiện cho công nhân ăn ở tại chỗ, chi phí trả thêm lương công nhân ở lại nhà máy, chi phí hỗ trợ người lao động nghỉ việc…

Bà Trương Thị Lệ Khanh, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH Chế biến thực phẩm xuất khẩu Vạn Đức Tiền Giang – đơn vị sản xuất theo phương án "3 tại chỗ"- cho biết, đơn vị này phải chi hàng chục tỉ đồng để đáp ứng tiêu chí sản xuất 3 tại chỗ.

Từ những khó khăn như nêu ở trên, VASEP kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ, trước mắt đưa người lao động vào diện ưu tiên tiêm vaccine, trong đó, đặc biệt ưu tiên cho lực lượng lao động tại các nhà máy đang áp dụng phương thức “3 tại chỗ” tại các địa phương.

Về thời gian tới và trong dài hạn, theo VASEP, cần chủ động, sẵn sàng sống chung với dịch và phải có chiến lược phát triển, phục hồi sản xuất trong bối cảnh mới.

VASEP đề xuất trong cách tiếp cận này cần có bộ quy tắc, hướng dẫn thực hiện “y tế tại chỗ”, trong đó, doanh nghiệp sẽ chủ động sử dụng tổ y tế, trạm y tế của nhà máy tự tổ chức xét nghiệm cho người lao động 2 lần/tháng, mẫu xét nghiệm sẽ gửi cho cơ quan y tế và kết quả tự xét nghiệm của doanh nghiệp được áp dụng trong lưu thông, giao dịch. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) cũng sẽ tổ chức xét nghiệm cho doanh nghiệp 1 lần/tháng. Như vậy, sẽ đảm bảo mỗi công nhân được xét nghiệm 3 lần/tháng.

VASEP cũng đề xuất Bộ Y tế có hướng dẫn xử lý kịp thời đối với các doanh nghiệp trong thực hiện “3 tại chỗ” như phát hiện F0, chỉ khoanh vùng và cách ly khu vực có nguy cơ, phun khử khuẩn, xét nghiệm, hướng dẫn các biện pháp an toàn, kiểm soát các nguồn lây nhiễm một cách hiệu quả và phù hợp nhằm giảm tổn thất cho doanh nghiệp và sinh kế cho công nhân, nhưng vẫn đảm bảo an toàn dịch bệnh cho nhà máy.

Ngoài ra, cần có chính sách hỗ trợ cho công nhân, người lao động khó khăn và doanh nghiệp như giảm lãi suất vay ngân hàng, giảm 30% tiền điện ít nhất đến hết năm 2021, giảm mức đóng kinh phí công đoàn từ 2% quỹ lương xuống còn 1%.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới