(KTSG Online) – Cho rằng việc yêu cầu phương tiện vận chuyển hàng hoá khi vào Cần Thơ phải đăng ký trước không phải là “giấy phép con” nên địa phương này mong Thủ tướng Chính phủ cho phép tiếp tục thực hiện.
- Xe ùn ứ đã được vào Cần Thơ, nhưng vẫn phải 'đăng ký trước'
- Nghẽn lưu thông hàng hoá do yêu cầu phải đăng ký trước, Cần Thơ lập đội vận tải xanh
- Cần rà soát, thống nhất quy trình kiểm tra phương tiện vận chuyển hàng hoá
Ông Nguyễn Ngọc Hè, Phó chủ tịch UBND TP Cần Thơ vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ báo cáo công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 và đảm bảo hoạt động vận chuyển, phân phối hàng hoá trên địa bàn thành phố.
Theo đó, UBND TP Cần Thơ cho rằng, địa phương đã chủ động áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương về phòng, chống dịch và tạo thuận lợi cho vận chuyển, lưu thông hàng hoá.
Tuy nhiên, địa phương này cho rằng, tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố vẫn còn diễn biến phức tạp, lái xe và người đi cùng từ vùng dịch về giao nhận hành hoá trong thành phố là một trong nhiều nguyên nhân làm lây lan dịch bệnh, là nguồn lây khó kiểm soát.
Chính vì vậy, địa phương đã ban hành nhiều công văn phòng, chống dịch và đảm bảo hoạt động lưu thông, phân phối hàng hoá trên địa bàn. Trong đó, có nội dung yêu cầu phương tiện vận chuyển hàng hoá từ các tỉnh, thành khác vào TP Cần Thơ để giao nhận hàng hoá phải "đăng ký trước".
Theo UBND TP Cần Thơ, việc đăng ký nhằm để lực lượng chức năng thành phố nắm thông tin giao nhận hành hoá để thực hiện phân luông, hướng dẫn và hỗ trợ phương tiện giao nhận hàng hoá được thuận lợi, tránh ùn tắt giao thông, đồng thời, kiểm tra phòng chống dịch đối với lái xe và người đi cùng.
UBND TP Cần Thơ khẳng định, việc đăng ký này không phải là thủ tục xin “giấy phép con”, mà là hình thức thông tin của doanh nghiệp đến cơ quan chức năng của địa phương biết nhằm hướng dẫn, hỗ trợ kịp thời khi doanh nghiệp thực hiện giao nhận hàng hoá trên địa bàn được thuận lợi.
Do đó, UBND TP Cần Thơ muốn Thủ tướng Chính phủ chấp thuận cho địa phương tiếp tục thực hiện giải pháp như hiện nay, tức phương tiện vận chuyển hàng hoá vào TP Cần Thơ phải "đăng ký trước".
Liên quan việc vận chuyển hàng hoá, ông Lê Đình Thọ, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải cũng có văn bản gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành trực thuộc Trung ương về việc thống nhất trong triển khai thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Giao thông Vận tải đảm bảo tạo thuận lợi cho vận chuyển hàng hoá.
Theo đó, Bộ Giao thông Vận tải đề nghị, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan, đơn vị tại địa phương rà soát các văn bản đã ban hành. Đồng thời, phải thống nhất nội dung và quy trình kiểm tra tại các chốt kiểm soát dịch ở cấp tỉnh, huyện và xã.
UBND TP Cần Thơ cho biết, địa phương đã thành lập 15 điểm tập kết, trung chuyển và giao nhận hàng hoá ở vùng ven của địa phương để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp giao nhận hàng hoá nhằm hạn chế thấp nhất phương tiện vào trung tâm nhằm tập trung cho phòng, chống dịch.Trường hợp không thể giao nhận hàng hoá tại các điểm tập kết, trung chuyển do thành phố quy định, thì doanh nghiệp có thể lựa chọn hình thức đổi lái xe hoặc thực hiện giao nhận tại các bãi tập kết của doanh nghiệp, tuy nhiên, cơ quan chức năng sẽ tiến hành kiểm tra công tác phòng, chống dịch tại các điểm giao nhận hàng hoá của doanh nghiệp.Đối với lái xe và người đi cùng từ bên ngoài thành phố, địa phương đã bố trí các điểm nghỉ ngơi, ăn uống gần các điểm tập kết, trung chuyển và giao nhận hàng hoá cho lái xe và người đi cùng, nếu có nhu cầu.
Theo UBND TP Cần Thơ, việc đăng ký nhằm để lực lượng chức năng thành phố nắm thông tin giao nhận hành hoá để thực hiện phân luông, hướng dẫn và hỗ trợ phương tiện giao nhận hàng hoá được thuận lợi, tránh ùn tắt giao thông, đồng thời, kiểm tra phòng chống dịch đối với lái xe và người đi cùng.
Đoạn văn 2 lỗi chính tả
hành hóa = hàng hóa
ùn tắc= ùn tắt
Ai quy định bốc dỡ hàng hóa, đổi tài xế? sao không nói?
Cần Thơ chống dịch nhưng lại đẩy cái khó cho DN. Trong các ngày qua lãnh đạo của TP có đi thị sát các điểm tập kết hoàng hoá không? Trưởng ban chỉ đạo phòng chống dịch TP có đến đó quan sát và lăng nghe tâm tư của những người lái xe không? Họ cũng phải ba tại chõ như những người công nhân ở khác khu công nghiệp nhiều ngày qua không được về nhà thăm người thân. Trong những ngày này khu vục 19 tỉnh thành phía Nam đang thực hiện giãn cách xã hội thì tất cả các hàng quán đều phải đóng cửa vậy họ ăn uống hàng ngày bằng gì? Có phải ăn tạm qua loa gói mì tôm mua vội hoặc nhờ người khác mua vội không? Khi TP thành lập điểm tập kết để trung chuyển hàng hoá đã tính đến các giải pháp cho các DN chưa? Nhân lực xếp dỡ hàng hoá, lực lượng lái xe địa phương đủ điều kiện để điều khiển các xe vào giao hàng cho DN chưa?
Chưa nói là đơn vị nào sẽ là người chịu trách nhiệm khi các xe này sẽ gặp trục trặc khi người không đủ kinh nghiệm điều khiển. Chưa nói đến một số công ty còn yêu cầu người điều khiển xe vào giao hàng phải có giấy chứng nhận nhóm 4 về an toàn vệ sinh lao động phòng chống cháy nổ do các trung tâm huấn luyện cấp.
TP có đảm bảo rằng việc tập kết tại các điểm trung chuyển đông người sẽ không có nguy cơ lây nhiễm dịch covid hay không, chưa nói những người được chỉ định ra làm tại các điểm trung chuyển đó là những người không mắc covid. Lực lượng được tạo điều kiện đổi tài đó sẽ nghỉ ngơi tại đâu? Hay sẽ đi lang thang hoặc ngồi vật vờ tại các điểm tập kết khi mà TP không thể sắp xếp nơi nghỉ ngơi cho lực lượng này. Còn những lái xe có nhà ở Cần Thơ khi đổi tài họ sẽ đi đâu khi lộ trình của họ là giao hàng tại Cần Thơ? Phải chăng Cần Thơ đang cố tình cướp đi quyền cư trú của công dân?
Khi đưa các chính sách áp dụng vào thực tế cần có các phản biện từ các chuyên gia, người dân thì chính sách đó sẽ tối ưu hơn, người dân và DN đồng thuận hơn. Không phải do dịch bênh mà thực hiện các chính sách trái với luật và chủ chưởng của Đảng và Chính phủ đã tuyên truyền hướng dẫn trong hai năm vừa qua.
Một lần nữa tôi tha thiết yêu cầu các báo là lực lượng tiên phong lên tiếng mạnh mẽ hơn nữa giúp người dân và DN chúng tôi tiếp cận được lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm một cách dễ dàng và giá cả được bình ổn. Các DN duy trì sản suất kinh doanh một cách thuận tiện và đặc biệt giảm bớt phần chi phi phát sinh không đáng có trong mùa dịch.