Chủ Nhật, 1/12/2024
27 C
Ho Chi Minh City

Dấu chân tiên phong của NS BlueScope trong chiến lược ‘xanh hóa’ nền kinh tế

Dũng Trần

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

(KTSG Online) - Việc cân bằng giữa sự phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường luôn là mối quan tâm hàng đầu của mỗi quốc gia. Dễ nhận thấy, lực lượng doanh nghiệp đóng một vai trò rất lớn trong việc đưa ra thông điệp về môi trường một cách trực quan nhất qua những sản phẩm của mình. Với hành trình gần 30 năm nghiên cứu các giải pháp phát triển bền vững, NS BlueScope đang thể hiện sự nhất quán trong quan điểm hỗ trợ “xanh hóa” nền kinh tế Việt Nam.

Việt Nam đang đứng trước cơ hội dựa vào tăng trưởng xanh để đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu nền kinh tế, tạo động lực quan trọng bứt phá trong thời gian tới. Thực tế, đã có không ít doanh nghiệp áp dụng những kiến thức khoa học tiến bộ để hiện thực hóa chiến lược tăng trưởng xanh như giảm phát thải khí nhà kính, xây dựng đô thị thông minh. Trong đó phải nhắc đến NS BlueScope chiến lược tăng trưởng xanh của riêng mình đem lại hiệu quả rất lớn trong tiến trình phát triển bền vững hiện nay ở Việt Nam.

Từ cuộc cách mạng về sản phẩm xanh

Trong những năm gần đây, Việt Nam đang lồng ghép những chỉ tiêu bền vững vào tất cả các chiến lược phục hồi và thúc đẩy kinh tế - xã hội của của từng ngành. Cụ thể, Bộ Tài chính đã thiết lập nhiều quy định dành cho doanh nghiệp về việc công bố đánh giá tác động môi trường, xã hội và quản trị (ESG) trong báo cáo thường niên. Bên cạnh đó, Bộ Xây dựng cũng đặt ra nhiều tiêu chí về nguyên vật liệu xây dựng, khuyến khích các công trình sử dụng hiệu quả năng lượng và tài nguyên môi trường.

Những yếu tố môi trường đang dần trở thành tiêu chí đánh giá hàng đầu và các doanh nghiệp trong lĩnh vực vật liệu xây dựng phải nỗ lực rất nhiều để tạo nên cuộc cách mạng về công trình xanh. Để tối ưu mục tiêu này, Hội đồng công trình xanh Singapore đã xây dựng một hệ thống đánh giá riêng biệt cho ngành xây dựng, để chứng nhận "Nhãn xanh" cho các vật liệu, sản phẩm xây dựng bền vững.

Sau 7 năm tiến hành, hệ thống Nhãn xanh này đã quy tụ nhiều sản phẩm, dịch vụ uy tín, không chỉ tại Singapore mà cả các quốc gia trong khu vực. Năm 2022, ngành vật liệu xây dựng của Việt Nam có ba thương hiệu được Hội đồng công trình xanh Singapore (SGBC) cấp chứng nhận Nhãn xanh, trong đó NS BlueScope Việt Nam là doanh nghiệp đầu tiên và duy nhất ngành thép mạ nhận được chứng nhận này.

Cụ thể đầu tháng 2 vừa qua, các dòng sản phẩm tôn cao cấp của doanh nghiệp ứng dụng trong phân khúc công nghiệp, dân dụng và dành riêng cho sandwich panel như: Tôn COLORBOND®, SUMO™ Antifading, COLORBOND® For Panel, SUMO™ For Panel và BlueScope ZACS®, ZINCALUME® đã chinh phục thành công các quy định khắt khe và đạt được chứng nhận Nhãn xanh (Green Label) từ Hiệp hội Công trình Xanh Singapore (SGBC).

Trên thực tế, điều này dễ dàng lý giải vì các sản phẩm được NS BlueScope Việt Nam cung cấp cho thị trường Việt Nam đều có hàm lượng R&D (nghiên cứu và phát triển) cao, để đảm bảo độ bền cho công trình cũng như thân thiện với môi trường. Các sản phẩm được thử nghiệm và phơi mẫu thực tế tại những khu vực khắc nghiệt và hơn 20 bằng sáng chế bảo vệ trên toàn cầu.

Đặc biệt, công nghệ phản xạ năng lượng mặt trời Thermatech® giúp Tôn COLORBOND® có khả năng kháng nhiệt, giảm tiêu thụ năng lượng cho hệ thống điều hòa không khí, góp phần giảm thiểu hiệu ứng đảo nhiệt đô thị, đem lại chỉ số SRI cao, đáp ứng tiêu chuẩn của công trình xanh.

Với một doanh nghiệp luôn tiên phong và đặt phát triển bền vững là một trong các mục tiêu chiến lược như NS BlueScope Việt Nam, chứng nhận Nhãn xanh đã giúp doanh nghiệp thép mạ này đặt thêm một viên gạch cho hành trình phát triển bền vững tại Việt Nam. Doanh nghiệp này cũng đang đặt mục tiêu giảm lượng phát thải carbon 30% trên một đơn vị sản phẩm (carbon intensity) cho giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2030 và hướng đến mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2050.

"Đây là kết quả của việc chúng tôi đã thường xuyên, liên tục nỗ lực cải tiến các quy trình sản xuất, các hoạt động nhằm cắt giảm khí nhà kính, cũng như nỗ lực duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm. Những nỗ lực này chính là một phần trong chiến lược phòng chống biến đổi khí hậu, thúc đẩy cộng đồng sản xuất xanh, có trách nhiệm với môi trường mà chúng tôi đã và đang được thực hiện thời gian qua", ông Võ Minh Nhựt, Tổng giám đốc NS Blue Scope Việt Nam, khẳng định.

Đến thúc đẩy kiến trúc cân bằng năng lượng

Được nhìn nhận như một thực thể sống, công trình xây dựng có tiêu thụ năng lượng, có hít thở. Việc đánh giá công trình có xanh hay không cũng dựa vào những tiêu chí tương tự, khi xét đến chiến lược quản lý điện năng, tận dụng các nguồn lực tự nhiên, sử dụng nguyên vật liệu có trách nhiệm và tác động đến hệ sinh thái xung quanh. Để các công trình đạt được trạng thái tối ưu về kiến trúc cân bằng năng lượng, các doanh nghiệp cần phải có cùng quan điểm và bắt tay với nhau để đưa ra những giải pháp tốt nhất.

Với những giá trị về tăng trưởng xanh đã đạt được, NS BlueScope đang hướng đến giải pháp kiến trúc cân trúc cân bằng năng lượng trọn gói cho khách hàng thông qua công ty trực thuộc tập đoàn BlueScope – NS BlueScope Lysaght, chuyên cung cấp giải pháp thép ưu việt cho các công trình công nghiệp và dân dụng. Để đạt được mục tiêu này, NS BlueScope Lysaght tìm kiếm và hợp tác với các doanh nghiệp đầu ngành trong nước, có năng lực đáp ứng được những yêu cầu cao của công trình cân bằng năng lượng từ khâu thiết kế, tư vấn cho đến thi công.

Thông qua việc hợp tác chiến lược với GSB và GreenViet mới đây, NS BlueScope Lysaght đang thúc đẩy ngành kiến trúc Việt Nam tiếp cận xu hướng cân bằng năng lượng trên thế giới. Một công trình cân bằng năng lượng đồng nghĩa với việc công trình đó tiêu thụ năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch bằng 0, sử dụng năng lượng hiệu quả và tự tạo ra năng lượng tại chỗ đủ để cân bằng những nhu cầu sử dụng năng lượng tiêu thụ hàng năm.

Xu hướng kiến trúc cân bằng năng lượng sẽ giảm phát thải carbon, giảm tiêu thụ năng lượng, chống biến đổi khí hậu và phát triển bền vững, đặc biệt là đối với các quốc gia đang phát triển, có tốc độ đô thị hóa và gia tăng dân số nhanh như Việt Nam.

Ông Trương Hoàng Thanh, Tổng giám đốc NS BlueScope Lysaght Việt Nam, cho biết sự hợp tác này sẽ không chỉ góp phần thúc đẩy xu hướng kiến trúc cân bằng năng lượng trong nước mà còn mang lại các lợi ích thiết thực cho chủ đầu tư như tiết kiệm chi phí, tái tạo năng lượng, rút ngắn thời gian thi công...

Hiện NS BlueScope Lysaght Việt Nam là doanh nghiệp tiên phong trong cung cấp giải pháp thép ưu việt cho các công trình công nghiệp và dân dụng, hướng tới áp dụng xu thế cân bằng năng lượng cho các công trình tại Việt Nam. Một số công trình cân bằng năng lượng của Lysaght như nhà máy Lysaght tại Biên Hòa, nhà máy GSB và một số công trình xanh như nhà máy Jotun Việt Nam (Nhà Bè), nhà máy SLP Hải Phòng, nhà máy Danapha (Đà Nẵng)...

Nhà máy Sơn Jotun tại Khu công nghiệp Hiệp Phước 2, Nhà Bè, TPHCM đạt chứng nhận công trình xanh – một phần trong chuỗi dự án cân bằng năng lượng của Lysaght.
Nhà máy Lysaght tại Biên Hòa nằm trong danh mục các công trình cân bằng năng lượng tại Việt Nam.

Với hành trình hàng chục năm tại Việt Nam, thành công của NS BlueScope không chỉ là chứng nhận Nhãn xanh mà còn đến từ việc lan truyền hiểu biết đến các đối tác trong hành trình phát triển bền vững. Điều này không chỉ có ý nghĩa với riêng công ty, mà còn có ý nghĩa đối với việc "xanh hóa" sản xuất của nhiều doanh nghiệp khác và cả nền sản xuất ở Việt Nam.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới