Theo các chuyên gia tâm lý, nguyên nhân của trầm cảm tuổi học đường có thể do cuộc sống gia đình, mâu thuẫn với bạn bè, tâm lý tuổi mới lớn. Tuy nhiên, trong đó nguyên nhân chính không thể không kể đến là áp lực học tập và kỳ vọng quá lớn từ phía gia đình.
- Dịch Covid-19 tạm lắng, TPHCM lại đối mặt dịch sốt xuất huyết
- Nguy cơ tử vong trong 24 giờ, chuyên gia cảnh báo viêm não mô cầu vào mùa
- Viêm gan bí ẩn khiến trẻ tử vong, chuyên gia cảnh báo triệu chứng nguy hiểm của bệnh
Trong thời gian vừa qua, liên tiếp các vụ học sinh tự tử do trầm cảm luôn khiến mỗi người chúng ta không khỏi đau lòng. Tuy căn bệnh trầm cảm tuổi học đường không còn mới ở nước ta nhưng nhiều phụ huynh, người thân của trẻ vẫn băn khoăn, lúng túng khi đối diện.
Việc hiểu rõ những triệu chứng của trầm cảm có thể giúp các bậc phụ huynh tìm cách giải quyết và ngăn ngừa kịp thời, tránh xảy ra những hậu quả đáng tiếc, vậy các dấu hiệu nào giúp nhận biết chứng trầm cảm ở trẻ. Ngoài ra, các bậc phụ huynh, cũng như thầy cô giáo cần làm gì để hạn chế tối đa những nguy cơ đẩy trẻ vào trạng thái khủng hoảng tâm lý dẫn tới trầm cảm, rối loạn tâm thần, và làm thế nào để trẻ vị thành niên vượt qua chứng trầm cảm tuổi học đường.
Những vấn đề trên sẽ được chuyên viên tâm lý Nguyễn Hải Uyên, khoa Tâm lý – Vật lý trị liệu, Bệnh viện Nhi đồng 2 (TPHCM) giải đáp trong chuyên mục “Chuyện khó có chuyên gia” của Bản tin 360 độ sống khỏe.
Ngoài ra, những thông tin chính thức của Sở Y tế TPHCM về lô vaccine phòng Covid-19 đang tiêm cho trẻ nhỏ từ 6-12 tuổi đã hết hạn sử dụng; cũng như diễn biến phức tạp của dịch sốt xuất huyết tại TPHCM trong tháng 5; Việt Nam tăng cường giám sát chặt người đến từ các quốc gia lưu hành bệnh đậu mùa khỉ… là những nội dung nổi bật sẽ có trong phần điểm tin của Bản tin 360 độ sống khỏe ngày 31-5.