(KTSG) - Sáng ngày 6-10-2022, Tổng cục Thống kê (TCTK) tổ chức họp báo về tình hình lao động việc làm quí 3 và chín tháng năm 2022. Theo số liệu được công bố, thu nhập bình quân của người lao động trong quí 3 tăng khoảng 1,6 triệu đồng; thu nhập bình quân chín tháng đầu năm 2022 là 6,6 triệu đồng/tháng, tăng 12,4% so với cùng kỳ năm 2021.
- Thu nhập bình quân người dân TPHCM đạt 9.000 đô la vào năm 2025
- Lao động tại TPHCM có mức thu nhập bình quân hơn 9 triệu đồng/tháng
Hiện nay TCTK Việt Nam chưa tính và công bố GDP theo phương pháp thu nhập (Income approach). Tuy nhiên, bài viết này sử dụng kết quả từ các con số của TCTK thử ước tính và bình luận phần nào từ phía thu nhập của GDP.
GDP theo phương pháp thu nhập bao gồm thu nhập của người lao động (thu nhập từ sản xuất), thuế sản xuất (bao gồm thuế sản phẩm và thuế sản xuất khác) và thặng dư gộp (bao gồm khấu hao tài sản cố định).
Số liệu về GDP và thu nhập bình quân đầu người chín tháng đầu năm 2022 cho thấy thu nhập từ sản xuất của nền kinh tế ước tính khoảng 3,7 triệu tỉ đồng (bao gồm thu nhập hỗn hợp của những người sản xuất mang tính tự sản tự tiêu), chiếm khoảng 54% GDP (6,8 triệu tỉ đồng). Như vậy, tuy từ các nguồn số liệu khác nhau, nhưng có thể thấy tỷ lệ này tương đương với tỷ lệ của bảng cân đối liên ngành.
Còn thuế sản xuất (bao gồm thuế sản phẩm và thuế sản xuất khác) chiếm khoảng 10% GDP và thặng dư gộp chiếm khoảng 36% GDP.
Chín tháng đầu năm 2022 thu nhập của người lao động (từ sản xuất) hụt so với chi tiêu dùng cuối cùng của dân cư khoảng hơn 200.000 tỉ đồng. Còn trong năm 2021, thiếu hụt tương ứng giữa thu nhập của người lao động so với tiêu dùng cuối cùng của dân cư khoảng 518.000 tỉ đồng. Nhưng tổng thu nhập của dân cư còn bao gồm từ các nguồn ngoài sản xuất, như thu nhập từ sở hữu thuần và thu nhập từ chuyển nhượng.
Điều này cho thấy việc đánh đồng thu nhập bình quân đầu người và GDP bình quân đầu người là một điều không nên; từ đó cũng có thể thấy cấu trúc của giá trị tăng thêm qua hệ số co giãn của lao động khoảng 61% và hệ số co giãn của vốn khoảng 39% là tương đối hợp lý.
Thu nhập bình quân đầu người theo giá hiện hành chín tháng đầu năm 2022 tăng 12,4% so với cùng kỳ thì tiêu dùng cuối cùng theo giá hiện hành tăng 11%.
Tuy nhiên, xét về số tuyệt đối, thu nhập từ sản xuất khoảng 3,7 triệu tỉ đồng trong khi tiêu dùng cuối cùng của hộ dân cư ước khoảng 3,9 triệu tỉ đồng, như vậy thu nhập của người lao động (từ sản xuất) hụt so với chi tiêu dùng cuối cùng của dân cư khoảng hơn 200.000 tỉ đồng.
Còn trong năm 2021, thiếu hụt tương ứng giữa thu nhập của người lao động so với tiêu dùng cuối cùng của dân cư khoảng 518.000 tỉ đồng. Nhưng tổng thu nhập của dân cư còn bao gồm từ các nguồn ngoài sản xuất, như thu nhập từ sở hữu thuần và thu nhập từ chuyển nhượng. Dù vậy, nguồn thu nhập cơ bản và bền vững vẫn là nguồn thu nhập từ hoạt động sản xuất.
Như vậy, nhìn từ góc độ thu nhập, có thể thấy chín tháng đầu năm 2022 người dân bớt khó khăn hơn một chút.
Thu nhập < chi tiêu. Đối với nước ngoài, không phải là chuyện lớn. Nhưng ta thì khác. Kkhông phải vì dân ta có nhiều tiền hơn, thực ra buộc phải vay mượn, chi tiêu nhiều hơn vì quá khó khăn sau đại dịch. Tồn tại, sống trước đã. Nghèo giàu tính sau. May mắn một điều là có thêm nhiều người dũng cảm biết vay nợ. Nhưng đau khổ hơn chính là không biết cách trả nợ như thế nào nào ? Khi dân nợ thì nhà nước cũng phải lo lắng và vào cuộc. Nếu không thì dân khổ thì nhà nước cũng không yên ? Đây là bài toán vĩ mô chứ không hẳn chỉ là vi mô ?