Thứ năm, 12/12/2024
27 C
Ho Chi Minh City

Nâng cao tĩnh không 9 cầu cắt ngang tuyến đường thủy nội địa ĐBSCL

N.Tân

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

(KTSG Online) -   Bộ Giao thông vận tải vừa phê duyệt dự án nâng cao tĩnh không (độ cao thông thuyền) các cầu đường bộ cắt ngang tuyến đường thủy nội địa quốc gia khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Kênh Chợ Gạo, tuyến đường thuỷ huyết mạch của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Ảnh: Trung Chánh

Dự án có tổng mức đầu tư là gần 2.156 tỉ đồng bằng nguồn ngân sách Nhà nước, trong đó chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư là gần 600 tỉ đồng; chi phí xây dựng là 1.200 tỉ đồng; phần còn lại là dự phòng và chi phí quản lý dự án. Dự kiến phân bổ vốn năm 2022 là 35 tỉ đồng, năm 2023 là 988 tỉ đồng, năm 2024 là 1.106 tỉ đồng và năm 2025 là gần 27 tỉ đồng. Công trình dự kiến khởi công năm 2023, hoàn thành năm 2025.

Theo kế hoạch, dự án sẽ xây dựng mới 9 cầu, nâng cấp cải tạo 1 cầu và tháo dỡ 1 cầu cắt ngang các tuyến đường thủy nội địa quốc gia nhằm cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, giúp khai thác đồng bộ về vận tải đường thủy trên toàn tuyến; nâng cao năng lực vận tải hàng hóa bằng đường thủy nội địa giữa khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đến TPHCM cũng như các cụm cảng biển khu vực Đông Nam Bộ và ngược lại.

Các cầu được xây dựng mới gồm Ô Môn, Thới Lai qua rạch Ô Môn; Đông Thuân, Đông Bình qua kênh Thị Đội-Ô Môn; Vàm Xáng-Thị Đội qua kênh Thốt Nốt; Sa Đéc (Nàng Hai) qua kênh Lấp Vò-Sa Đéc; Mộc Hóa qua sông Vàm Cỏ Tây; Hồng Ngự qua kênh Hồng Ngự-Vĩnh Hưng; Mỏ Cày qua kênh Mỏ Cày và hai tuyến đường dẫn kết nối với tuyến tránh quốc lộ 60 (phía bắc), kết nối với quốc lộ 60 (phía nam).

Cầu được cải tạo, nâng cao tĩnh không là Giồng Găng qua kênh Hồng Ngự-Vĩnh Hưng. Cầu bị tháo dỡ là cầu Măng Thít cũ qua sông Măng Thít (Vĩnh Long).

Bộ GTVT giao Ban Quản lý các dự án đường thủy thực hiện quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của chủ đầu tư trong việc tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở, lựa chọn nhà thầu để triển khai thực hiện dự án.

Dự án “Phát triển các hành lang đường thủy và logistics khu vực phía Nam”

Dự án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tháng 6-2021 với tổng mức đầu tư gần 4.000 tỉ đồng, sử dụng vốn vay Ngân hàng Thế giới, viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Úc và vốn đối ứng trong nước.

Mục tiêu chính của dự án là đầu tư, cải tạo đồng bộ các tuyến sông, kênh qua 8 tỉnh, thành phố phía Nam (TPHCM, Cần Thơ, Vĩnh Long, Bến Tre, Tiền Giang, Long An, Đồng Nai và Bà Rịa Vũng Tàu) nhằm phát triển 2 hành lang vận tải thủy nội địa phía Nam: hành lang Đông – Tây và hành lang Bắc – Nam.

  • Hành lang Đông – Tây dài 197km, gồm các tuyến sông, kênh: sông Hậu – Trà Ôn – Măng Thít – Cổ Chiên – Chợ Lách – sông Tiền – rạch Kỳ Hôn (qua kênh Chợ Gạo); rạch Lá – sông Vàm Cỏ – kênh Nước Mặn – Cần Giuộc – sông Soài Rạp.
  • Hành lang Bắc – Nam  dài 82km, gồm các tuyến sông, kênh: Đồng Nai – Nhà Bè – Lòng Tàu – Đồng Tranh – Tắc Cua – Gò Gia – Thị Vải.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới