Thứ hai, 25/11/2024
27 C
Ho Chi Minh City

KTSG số 14-2023: Doanh nghiệp đang suy kiệt

Tòa soạn KTSG

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

(KTSG Online) - Tăng trưởng kinh tế trong quí 1-2023 thấp hơn tất cả các dự báo trước đó. Muốn đạt mục tiêu tăng trưởng cả năm 6,5% thì mức tăng trưởng bình quân các quí còn lại phải đạt 7,5%. Nhưng liệu mức này có khả thi trong tình hình hiện nay?

Số liệu quí 1 cho thấy doanh nghiệp đang rất suy kiệt là tựa đề bài viết của Bùi Trinh trên KTSG sáng mai (6-4). Với số liệu về tích lũy tài sản lưu động giảm 2,94%, tác nhận nhận định con số này phần nào phản ánh thực trạng các doanh nghiệp hiện trong trạng thái rất suy kiệt.

Trong khi đó, tăng trưởng tín dụng chỉ đạt hơn 2% (trong bài Lựa chọn ngược dòng để hỗ trợ tăng trưởng của Hoàng Hạnh). Mức tăng này tuy chưa hẳn là đáng lo nhưng cũng là chỉ dấu cho thấy nền kinh tế đang không khỏe.

Để cải thiện tăng trưởng cho các quí còn lại trong năm, Hoàng Minh đã ghi nhận ý kiến của một số chuyên gia, và chìa khóa có thể là giảm lãi suất và kích cầu du lịch, song song đó là thực hiện cho tốt các chính sách đã đề ra như giải ngân hiệu quả vốn đầu tư công và vốn từ các chương trình phục hồi kinh tế; hỗ trợ các đối tượng thực sự cần thiết. (Bài tựa đề Hạ nhiệt lãi suất ngắn hạn, cải cách cho tương lai).

Các đề tài kinh tế - xã hội theo dòng thời sự trên cùng số báo:

Động lực tăng trưởng vẫn cần chính sách tiền tệ (Thụy Lê): Tình hình khó khăn hiện nay cho thấy chính sách tài khóa chưa phát huy hiệu quả. Do đó, chính sách tiền tệ cần phát huy vai trò hỗ trợ tăng trưởng.

Việt Nam có mạo hiểm khi hạ lãi suất lúc này? (TS. Võ Đình Trí): Chỉ trong vòng hai tuần, Ngân hàng Nhà nước đã hai lần giảm lãi suất điều hành. Để giữ đà tăng trưởng, động thái này là hợp lý.

Mổ xẻ bức tranh kinh tế TPHCM quí 1-2023 (Bùi Trinh): TPHCM có mức tăng trưởng kinh tế quí 1-2023 thấp nhất trong 5 thành phố trực thuộc trung ương, chỉ đạt 0,7% so với cùng kỳ năm trước. Thu nhập của doanh nghiệp trên địa bàn khá cam go. Cả nhu cầu đầu tư lẫn nhu cầu tiêu dùng đều rất yếu.

Ba bài toán phát triển TPHCM (Trần Hương Giang): Nếu muốn duy trì vị trí đầu tàu kinh tế của cả nước, TPHCM cần phải dịch chuyển giá trị ngành công nghiệp, tháo gỡ vướng mắc cho ngành dịch vụ; xây dựng cơ chế đột phá thúc đẩy phát triển khu vực tư nhân; cân bằng kinh tế - xã hội - môi trường để tạo thị trường tiêu dùng nội địa bền vững.

VN-Index kéo dài chuỗi phiên tăng điểm liên tiếp! (Bình An): Trong phiên ngày 31-3, dòng tiền của nhà đầu tư trong và ngoài nước cùng quay lại thị trường đã giúp VN-Index tăng 5 điểm, nối dài mạch đi lên chín phiên liên tiếp.

Hàng loạt yếu tố hỗ trợ, chứng khoán chờ thêm gió đông (Triêu Dương): VN-Index đang duy trì xu hướng tăng được thiết lập từ giữa tháng 11 năm ngoái.

Ngành thép đã qua “cơn bĩ cực”, nhưng bao giờ đến “hồi thái lai”? (Linh Trang): Giá thép trên đà hồi phục mang lại kỳ vọng về bức tranh tài chính của các doanh nghiệp ngành thép sẽ sáng sủa hơn.

Biến động sở hữu ngân hàng và câu chuyện làm mới cơ cấu cổ đông (Tuệ Nhiên): Cơ cấu cổ đông của nhiều ngân hàng đang và sắp có những thay đổi đáng chú ý, từ việc thoái vốn của các tập đoàn nhà nước, từ các thương vụ sáp nhập hay bán vốn cho nhà đầu tư nước ngoài.

Gọi vốn cộng đồng và những vùng xám pháp lý (Nguyễn Ngọc Phương Hồng - Lưu Minh Sang): Hoạt động gọi vốn cộng đồng bị kìm hãm vì thiếu khung pháp lý. Các bên cần nhận diện những vùng xám pháp lý để phòng tránh những rủi ro.

Bất động sản và chiến lược quản trị tài chính của doanh nghiệp (TS. Trần Việt Dũng - Lê Hoài Ân - Nguyễn Trí Đức): Đầu tư vào bất động sản và khi bất động sản trở thành một phần trong việc quản trị tài chính, doanh nghiệp cần tính đến những hệ lụy đến từ nền kinh tế và cả từ hệ thống ngân hàng.

Gỡ vướng cho việc góp vốn bằng quyền sử dụng đất (Trương Trọng Hiểu): Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi đã giải quyết một số bất cập của vấn đề góp vốn bằng quyền sử dụng đất. Dù vậy, một số nội dung khác cũng cần được giải quyết để có thể đưa ra phương án điều chỉnh pháp luật phù hợp và hiệu quả nhất.

Một số khái niệm và nội dung về nhà ở nên có trong luật (Huỳnh Thế Du): Trong quá trình sửa đổi Luật Nhà ở và các luật liên quan như Luật Đất đai và Luật Kinh doanh bất động sản, để có những quy định toàn diện, một số khái niệm và nội dung về nhà ở không đủ tiêu chuẩn, nhà ở giá hợp lý, chỉ số giá nhà ở… cần được cân nhắc đưa vào luật và/hoặc các quy định liên quan.

Thị trường cà phê đi về đâu? (Nguyễn Quang Bình): Niên vụ cà phê 2022-2023 của Việt Nam và thế giới đã qua hết nửa chặng đường. Thị trường có quá nhiều đổi thay và đầy bất ngờ. Người bán kẻ mua đang trông đợi gì? Giá cà phê hai sàn thương phẩm chính đi về đâu?

Ly giấy dùng một lần chưa phải là rác! (Quỳnh Như): Những chiếc ly nhựa hoặc giấy sau khi được dùng lần đầu thường bị bỏ đi và trở thành rác. Một khu nghỉ dưỡng 5 sao tại Hội An đã xúc tiến chương trình tái sử dụng ly giấy, gọi là Green Cups.

Chuyện cha con người “giữ lửa” làng nghề tơ lụa Mã Châu (Xuân Hiền - Minh Quân): Cuộc trở về của những người trẻ với sản phẩm truyền thống đầy cam go. Để chinh phục một lĩnh vực chuộng sự sáng tạo như thời trang thì cuộc trở về ấy càng dày thách thức. Nhưng Trần Thị Yến đã bền bỉ nối nghiệp cha để có một ngày tơ lụa Mã Châu thơ thới tung bay trên các sàn diễn thời trang quốc tế...

“Nghiện” có nghĩa là gì? (Lê Hữu Huy): Thống kê và ước tính một số loại nghiện của người Mỹ: 1% nghiện đánh bạc, 3% nghiện tình dục, 5,6% nghiện rượu, 6% nghiện mua sắm, 20% nghiện thức ăn, 80-90% nghiện cà phê.  Đặc biệt, có đến 90% trẻ em và 65% người lớn nghiện internet. Liệu người ta phải làm sao để thoát nghiện?

“Bão bụi đỏ” có trong đánh giá tác động môi trường không? (Mục Nhĩ): Nếu báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án sân bay Long Thành đã bỏ qua hay đánh giá không chính xác quy mô “bão bụi đỏ”, ai sẽ chịu trách nhiệm về lỗ hổng này trong báo cáo?

Giải pháp cho Hãng phim truyện Việt Nam (mục Ý kiến): Chính phủ yêu cầu kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra về công tác cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam, và cũng yêu cầu Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có phương án củng cố, sắp xếp đơn vị này.

Vẫn là chuyện học và thi lịch sử... (Trần Thanh Bình): Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra phương án đưa môn lịch sử thành một trong bốn môn thi bắt buộc của kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông kể từ năm 2025. Nhưng việc soạn sách lịch sử như thế nào, dạy lịch sử ra sao để học sinh thẩm thấu những giá trị tinh túy tốt đẹp của những bài học lịch sử lại là điều không dễ dàng.

Luật 13 - những lát cắt chạm cuộc sống (Phan Thị Ngọc Thắng): Luật Phòng, chống bạo lực gia đình số 13/2022/QH15 có hiệu lực từ ngày 1-7-2023 có những lát cắt đi sâu vào đời sống gia đình - tế bào của xã hội - như là một sự quay về bên trong, chăm lo nguồn gốc và trung tâm cuộc sống là con người, làm khỏe đất nước từ trong tế bào.

Một trần thuật trong mù sương (Nguyễn An Nam): Câu chuyện của Di - cô gái người Mông (H’Mông) độ tuổi 13 trong phim tài liệu “Những đứa trẻ trong sương” (Children of the Mist) của đạo diễn trẻ Hà Lệ Diễm - có thể là một điển cứu, xét về khía cạnh dân tộc học.

Xin đừng để sách “chết” (Vũ Thị Huyền Trang): Nên chăng các nhà trường tìm cách tổ chức lại thư viện trường sao cho hiệu quả, để các em học sinh hiểu rằng những cuốn sách có thể cũ nhưng giá trị bên trong nó thì luôn luôn mới.

Với cỏ (Huỳnh Văn Mỹ): Cỏ có quá tai hại, có đáng bị ghét bỏ, ruồng rẫy? Thật ra, đất tốt mới có nhiều cỏ, đất không có cỏ là đất chết, cây trồng không lên được!

Từ những “chiến thần” của làn sóng mua sắm giải trí (Ricky Hồ): Khả năng bán hết kho hàng chỉ trong một vài tiếng đồng hồ trên TikTok đã tạo nên danh xưng “chiến thần” cho những nhân vật bán hàng trực tuyến siêu đỉnh.

Ai cũng nương nhờ TikTok Shop để bán hàng? (Huyền My): TikTok Shop sẽ tiếp tục là nền tảng, công cụ bán hàng được ưa chuộng nhất trong năm nay. Chỉ mới chính thức ra mắt đầu năm 2022, TikTok Shop đang trở thành một đối thủ đáng gờm đối với các sàn thương mại điện tử truyền thống.

Apple làm kính thực tế ảo (Nguyễn Vũ): Apple dự tính tung ra thị trường cặp kính thực tế ảo vào tháng 6-2023, nhưng nội bộ Apple đang có những tiếng nói nghi ngờ khả năng thành công của sản phẩm mới này.

Trẻ em và mạng xã hội (Nguyễn Vũ): Mạng xã hội có thể tạo ra những tác động xấu lên trẻ em như gây trầm cảm, cảm giác lo âu, bất an, khả năng bắt chước theo các trào lưu nguy hiểm… Chính phủ nhiều nước đang tìm cách hạn chế các tác hại này và bang Utah (Mỹ) đang đi đầu trong xu hướng đó.

Những kỳ vọng từ việc Anh gia nhập CPTPP (Song Thanh): Sau 21 tháng đàm phán, Vương quốc Anh đã đạt được thỏa thuận gia nhập Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Dịch vụ khách hàng kèm nụ cười - không phải với Chatbot? (Ngọc Thanh): Kết quả nghiên cứu cho biết những sinh viên thiên về trao đổi “thực sự không thích chatbot có cảm xúc”, kể cả những cảm xúc tích cực và ngay cả khi giải quyết có hiệu quả.

Mời bạn đọc đón xem!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới