(KTSG Online) - Sau hai cuộc họp với Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước trong ngày 25-4, bốn ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước đã đồng thuận cao về chủ trương giảm mặt bằng lãi suất trong thời gian tới.
- Các ngân hàng đồng loạt giảm lãi suất các kỳ hạn từ 0,3% đến 0,8%
- NHNN tiếp tục giảm lãi suất điều hành từ ngày 3-4
TTXVN đưa tin, tại hội nghị về công tác tín dụng và triển khai Thông tư 02/2023 để bàn về các giải pháp hỗ trợ tăng trưởng tín dụng, đại diện Ngân hàng Nhà nước cho biết, sáng 25-4 Thủ tướng Chính phủ đã họp với Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại nhà nước và chỉ đạo các ngân hàng tiếp tục giảm lãi suất, giảm lợi nhuận để hỗ trợ doanh nghiệp và người dân.
Tại cuộc họp này, diễn ra vào chiều ngày 25-4, bốn ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước đã đồng thuận cao về chủ trương của Ngân hàng Nhà nước về việc giảm mặt bằng lãi suất trong thời gian tới. Trong thời gian tới, định hướng Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục hỗ trợ thanh khoản hệ thống để góp phần giúp các ngân hàng hạ mặt bằng lãi suất.
Theo TTXVN, trong thời gian qua, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước liên tục ban hành các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và người dân và tháo gỡ khó khăn trên thị trường bất động sản và trái phiếu doanh nghiệp như tăng cung tiền, giảm lãi suất, mua giấy tờ có giá; liên tục giảm lãi suất trên thị trường mở từ 6% nay chỉ còn 5%.
Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước cũng mua lượng lớn ngoại tệ để tăng dự trữ ngoại hối... Từ đầu năm, Ngân hàng Nhà nước đã hai lần giảm các loại lãi suất điều hành, lãi suất cho vay mới đã giảm 0,6% so với cuối năm 2022 và tiếp tục có xu hướng giảm trong thời gian tới.
Trước đó, trong hai tuần cuối tháng 3, Ngân hàng Nhà nước đã công bố một loạt quyết định giảm lãi suất điều hành và trần lãi suất tiền gửi. Cụ thể, lãi suất tái chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn giảm lần lượt là 1 điểm phần trăm và 0,5 điểm phần trăm trong tháng qua.
Một số lãi suất định hướng khác cũng giảm như trần lãi suất tiền gửi không kỳ hạn và kỳ hạn từ 1-6 tháng giảm 0,5 điểm phần trăm, về lần lượt là 0,5%/năm và 5,5%/năm; trần lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VND đối với một số lĩnh vực ưu tiên cũng giảm 1 điểm phần trăm, về còn 4,5%/năm.
Không cần hô hào, hoặc áp đặt biện pháp hành chính. Thị trường là nơi có quyền lực cuối cùng. Tín dụng như hiện nay thì trước sau gì các NH cũng phải giảm mạnh lãi suất. Trước hết là họ phải bảo vệ cân đối tài chính của mình, nếu không mở mang tín dụng, cho dù biên lãi suất giảm, cũng phải chấp nhận. Sau đó là bảo vệ lực lượng khách hàng. Khách hàng chết thì mình sống với ai đây ?