Thứ bảy, 18/01/2025
27 C
Ho Chi Minh City

Ủy ban Kinh tế của Quốc hội: Cách tính giá xăng dầu chưa phù hợp thị trường

Thái Huy

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

(KTSG Online) - Nêu báo cáo thẩm tra trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp thứ 23, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng cách tính giá xăng dầu hiện chưa phù hợp biến động thị trường và không đủ bù đắp chi phí kinh doanh cho các doanh nghiệp bán lẻ.

Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, cách tính giá xăng dầu hiện chưa phù hợp biến động thị trường - Ảnh: L.Hoàng.

Theo Quochoi.vn, báo cáo thẩm tra về kinh tế - xã hội của Ủy ban Kinh tế trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong phiên họp thứ 23 ngày 9-5 đã nêu ra nhiều vấn đề tồn tại trong quản lý, điều hành thị trường xăng dầu.

Trong 7 tháng qua, giá xăng dầu được kiểm soát, nguồn cung trong nước đủ nhưng nhiều cửa hàng vẫn ngừng kinh doanh, dẫn đến tình hình thiếu hụt xăng dầu cục bộ tại một số địa phương.

Ủy ban Kinh tế cho rằng nguyên nhân chính là do cách tính giá bán lẻ xăng dầu chưa phù hợp với biến động thị trường, không có tính cạnh tranh và chưa đủ bù đắp chi phí kinh doanh cho các doanh nghiệp bán lẻ.

Việc sử dụng Quỹ bình ổn xăng dầu có bất cập. Việc trích lập và chi sử dụng Quỹ bình ổn xăng dầu dẫn đến bỏ lỡ tín hiệu của thị trường, tiềm ẩn sự không minh bạch.

Ủy ban Kinh tế cũng nhận xét, trong kỳ điều hành, nếu chỉ sử dụng Quỹ bình ổn thì giảm bớt biên độ biến động giá, nhưng nếu giá thế giới tiếp tục tăng trong kỳ điều hành tiếp theo mà quỹ không còn, giá trong nước sẽ cao hơn thế giới.

Vì thế, việc Bộ Công Thương áp dụng giải pháp tình thế sử dụng lực lượng Quản lý thị trường để xử phạt các cửa hàng bán lẻ xăng dầu dừng bán không có lý do chính đáng hoặc không thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước đã dẫn đến nhiều cửa hàng bán lẻ đối phó bằng cách bán nhỏ giọt.

Giải pháp tình thế khác là chiết khấu các doanh nghiệp đầu mối, thương nhân phân phối chi lại cho đại lý, cửa hàng bán lẻ sau thời gian dài giảm thấp, thậm chí 0 đồng đã tăng trong tháng 2 trước sự phản ứng từ các doanh nghiệp bán lẻ, cũng không giải quyết được vấn đề và tiềm ẩn nhiều rủi ro cho nền kinh tế…

Trong bối cảnh Nghị định số 95/2021/NQ-CP về kinh doanh xăng dầu sau hơn một năm có hiệu lực, nay đã bộc lộ những hạn chế, vướng mắc, Ủy ban Kinh tế đề nghị Chính phủ sớm sửa đổi để kịp thời tháo gỡ hạn chế trên thị trường xăng dầu.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới