Thứ sáu, 24/01/2025
27 C
Ho Chi Minh City

Keppel với chiến lược đồng hành cùng nền kinh tế carbon thấp

Dũng Trần

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

(KTSG Online) - Hơn hai thập niên hoạt động ở Việt Nam, câu chuyện kinh doanh của Keppel không còn gói gọn trong các mục tiêu doanh thu và lợi nhuận. Chặng đường vừa qua là đủ dài để doanh nghiệp này thấu hiểu và kiến tạo một hệ sinh thái bền vững cho cộng đồng. 

Ông Joseph Low (thứ hai, từ phải sang), Chủ tịch Bộ phận Bất động sản thuộc Tập đoàn Keppel tại Việt Nam, Đồng chí Nguyễn Thành Luân, Phó Bí Thư Tỉnh Đoàn tỉnh Tiền Giang và các em học sinh tại trường THCS Phú Đông đang thử vận hành hệ thống máy lọc nước nhiễm mặn. Ảnh: Keppel.

Giá trị cốt lõi của hệ sinh thái bền vững của doanh nghiệp này gồm những động lực chính như thúc đẩy môi trường sống khỏe mạnh, ủng hộ giáo dục và giúp đỡ những người kém may mắn. Hướng đến mục tiêu phát triển cộng đồng thịnh vượng và cuối cùng là quản lý tài nguyên cho các thế hệ mai sau.

Hiện thực hóa mục tiêu phát triển bền vững

Trong khoảng thời gian 5 năm trở lại đây, có thể thấy, triết lý kinh doanh của Tập đoàn Keppel kết nối hài hòa với đời sống kinh tế xã hội và môi trường tại Việt Nam. Hành trình kiến tạo giá trị bền vững của doanh nghiệp đã được ghi nhận qua những kết quả thiết thực trên thực tế. Những giá trị này đang được biểu đạt thông qua các chiến lược hành động từ sản phẩm kinh doanh cho đến các giải pháp phát triển đô thị bền vững.

Giá trị cốt lõi của hệ sinh thái bền vững mà Keppel xây dựng trên toàn cầu cũng như ở Việt Nam tập trung vào môi trường, hỗ trợ giáo dục và đóng góp cho xã hội, phù hợp với định hướng CSR của doanh nghiệp. Để hiện thực hóa mục tiêu này, 3 năm qua, Công ty đã đóng góp gần 14 tỉ đồng cho xã hội Việt Nam thông qua các hoạt động ý nghĩa.

Cụ thể, Keppel đã triển khai các hoạt động nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường như chương trình trồng 3.000 cây xanh, đóng góp vào mục tiêu 1 tỉ cây xanh của Việt Nam năm 2025. Bên cạnh đó là đưa ‘R.I.S.E. to the Challenge’, chương trình nâng cao nhận thức cộng đồng về mực nước biển dâng cao và biến đổi khí hậu, đến với các em học sinh Việt Nam.

Doanh nghiệp cũng thường xuyên đóng góp cho cộng đồng tại nơi Doanh nghiệp hoạt động, thông qua khoản ủng hộ 7,4 tỉ đồng chung tay cùng Việt Nam vượt qua khó khăn vì đại dịch Covid-19, chương trình Living Well đưa nước sạch đến với người dân tại khu vực bị hạn hán và xâm nhập mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long. Đến nay, Living Well đã và đang mang lại nước sạch cho hơn 40.000 người dân khu vực ĐBSCL.

Keppel đã trao tổng cộng 90 học bổng cho các em học sinh, sinh viên thông qua các chương trình khuyến học, trong đó có “Nâng Bước Thủ Khoa” do Quỹ Hỗ Trợ Tài Năng Trẻ Việt Nam của báo Tiền Phong thực hiện thường niên. Công ty cũng tổ chức chương trình Grant-A-Wish thường niên nhằm hiện thực hóa ước mơ Giáng sinh của các em kém may mắn tại các mái ấm.

Qua những chương trình này, doanh nghiệp đã đạt được khoảng 4.900 giờ hoạt động tình nguyện, giúp đỡ gần 44.000 người trong giai đoạn từ 2020 đến tháng 5-2023.

Đại diện Keppel trao tặng những món quà Giáng sinh cho các mái ấm qua chương trình thiện nguyện hằng năm Grant A Wish. Ảnh: Keppel.

Các chương trình về phát triển bền vững và hỗ trợ cộng đồng được triển khai và phổ biến đến tất cả nhân viên của công ty. Ngoài việc khuyến khích tất cả nhân viên tham gia vào các hoạt động liên quan đến phát triển bền vững, doanh nghiệp cũng nhận thấy tầm quan trọng của việc đào tạo cho các cấp lãnh đạo và nhân viên về phát triển bền vững và đã tổ chức các chương trình đào tạo như vậy ít nhất mỗi năm một lần. Qua đó, giúp họ hiểu tác động của các hoạt động của Doanh nghiệp đối với môi trường và làm thế nào đội ngũ nhân viên có thể đóng góp và thúc đẩy phát triển bền vững cũng như ứng phó với biến đổi khí hậu. Công ty cam kết giải quyết vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu và thúc đẩy phát triển bền vững như một phần trong các hoạt động trách nhiệm xã hội (CSR) của mình.

Đồng hành cùng nền kinh tế carbon thấp

Trong mọi hoạt động, Keppel đều làm việc cùng với các đối tác để tạo ra giá trị chung, vừa đóng góp cho xã hội, đồng thời đảm bảo sự thành công lâu dài của công ty và đồng hành cùng các mục tiêu phát triển bền vững của Chính phủ.

Trong đó, đối với chiến lược bền vững liên quan đến môi trường, doanh nghiệp cũng cho thấy thông điệp đồng hành mục tiêu hướng đến đạt mức phát thải ròng bằng “0” đến năm 2050 (Net Zero). Mục tiêu này cũng trùng với những cam kết mạnh mẽ về ứng phó với biến đổi khí hậu, hướng tới mục tiêu phát thải bằng “0” của Việt Nam đưa ra tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc năm 2021.

Tầm nhìn 2030 của Tập đoàn Keppel đã định hướng cho sự phát triển và chuyển đổi của doanh nghiệp, trong đó đặt phát triển bền vững làm cốt lõi của chiến lược. Đồng thời, công ty đã tích hợp nhiều sáng kiến đổi mới và bền vững khác nhau vào các hoạt động của mình để đạt được các kết quả tích cực về môi trường, xã hội và quản trị (ESG) cho các bên hữu quan.

Không chỉ là các hoạt động được triển khai trên thực tế, Keppel còn theo đuổi những sáng kiến tập trung vào mảng tái tạo đô thị bền vững (SUR) để hướng đến các mục tiêu bền vững trong dài hạn. Đồng thời, doanh nghiệp cũng hợp tác với các đối tác uy tín trong và ngoài nước để ứng dụng các giải pháp không gian đô thị sáng tạo như an ninh thông minh, di chuyển thông minh và các giải pháp cơ sở hạ tầng môi trường để giúp dự án của doanh nghiệp tiết kiệm năng lượng hơn.

Ông Joseph Low, Chủ tịch Bộ phận Bất động sản của Tập đoàn Keppel tại Việt Nam chia sẻ: “Doanh nghiệp sẽ tận dụng thành tựu vững chắc của mình để phát triển và vận hành các tài sản. Từ đó cung cấp cơ sở hạ tầng và dịch vụ quan trọng trong mảng năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, giảm phát thải carbon, tái tạo đô thị bền vững và kết nối kỹ thuật số cho Việt Nam. Chúng tôi tin rằng tái tạo đô thị bền vững là một giải pháp đầy hứa hẹn, khi Việt Nam hướng đến mục tiêu phát thải ròng bằng 0 (net zero)”.

Các tấm pin năng lượng mặt trời được lắp trên tầng thượng Tháp 1 của tòa nhà Saigon Centre, dự án phức hợp hàng đầu của Keppel tại Việt Nam. Ảnh: Keppel.

Chính phủ Việt Nam đã đặt ra các mục tiêu tham vọng và các tiêu chuẩn bền vững cho ngành xây dựng và lĩnh vực bất động sản, bao gồm cả việc giảm lượng khí thải carbon. Do đó, doanh nghiệp cũng hướng đến giải pháp loại bỏ dần việc sử dụng các thiết bị chạy bằng dầu diesel không cần thiết. Đồng thời cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng của các tòa nhà hiện hữu bằng cách tối ưu hoá năng lượng tái tạo tại chỗ và đạt được các chứng chỉ năng lượng tái tạo. Doanh nghiệp xem xét việc tăng cường sử dụng các vật liệu và sản phẩm có nhãn xanh và ít khí thải.

Như đã đề cập trước đó, thông qua sáng kiến SUR, Keppel mong muốn được đồng hành với Việt Nam nhằm đạt được mức thải ròng bằng 0 (Net Zero) thông qua việc cải tạo các tòa nhà cũ thành những tòa nhà tiết kiệm năng lượng. Đây là hành động thiết thực của doanh nghiệp hướng đến mục tiêu chống biến đổi khí hậu và xây dựng một tương lai bền vững hơn cho cộng đồng.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới