Thứ ba, 14/01/2025
27 C
Ho Chi Minh City

Mỹ tiếp tục bị hạ bậc năng lực cạnh tranh

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Mỹ tiếp tục bị hạ bậc năng lực cạnh tranh

Trúc Như

Mỹ tiếp tục bị hạ bậc năng lực cạnh tranh
Thành phố New York – trung tâm tài chính của nước Mỹ. Ảnh CNBC

(TBKTSG Online) - Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) ngày 5-9 cảnh báo các cường quốc kinh tế cần đưa ra giải pháp dài hạn để nâng cao khả năng cạnh tranh, nếu không sẽ đe dọa sự thịnh vượng kinh tế toàn cầu.

Theo bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu của WEF, Mỹ - nền kinh tế lớn nhất thế giới – bị tụt bậc xếp hạng 4 năm liên tiếp - giảm hai bậc, xuống vị trí thứ 7.

Nhà kinh tế trưởng của WEF, bà Jennifer Blanke, cho biết thị trường tài chính thiếu ổn định và bế tắc chính trị trong việc giải quyết những thách thức ở Mỹ là một số trong những lý do khiến Mỹ bị hạ bậc xếp hạng.

Mặc dù tụt bậc trong bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu, WEF nhấn mạnh Mỹ vẫn là một trong những nước sáng tạo hàng đầu thế giới - được hỗ trợ bởi hệ thống các trường đại học xuất sắc - và tiếp tục tạo ra các cơ hội lớn nhờ vào quy mô của nền kinh tế nước này.

Trong số các nền kinh tế lớn mới nổi (BRIC), Trung Quốc được xếp hạng cao nhất - ở vị trí thứ 26 - nhờ vào điều kiện kinh tế vĩ mô. Bậc xếp hạng của Trung Quốc cao hơn đáng kể hơn so với các vị trí 53, 56 và 66 của Brazil, Ấn Độ và Nga.

Theo WEF, Trung Quốc có mức thâm hụt ngân sách vừa phải, tỷ lệ nợ chính phủ chỉ chiếm 26% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và tỷ lệ tổng tiền tiết kiệm chiếm tới 50% GDP. Ngoài ra, bậc xếp hạng tín nhiệm AA- của Trung Quốc tốt hơn đáng kể so với các nước BRIC và nhiều nền kinh tế tiên tiến khác. Tuy nhiên, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này đã bị tụt xuống hai bậc so với xếp hạng năm ngoái do thị trường tài chính và công nghệ có xu hướng đi xuống.

Cuộc khảo sát được tiến hành hàng năm trong hơn ba thập kỷ qua, xếp hạng khả năng cạnh tranh của 144 nước dựa trên 12 chỉ số quan trọng bao gồm cả cơ sở hạ tầng, môi trường kinh tế vĩ mô, hiệu quả thị trường lao động và đổi mới.

Trong bảng xếp hạng năm nay, Thụy Sĩ, Singapore và Phần Lan ở vị trí đầu. Theo WEF, vị trí hàng đầu của Thụy Sĩ là kết quả của hoạt động kinh tế mạnh mẽ, đáng chú ý là thị trường lao động hiệu quả, môi trường kinh doanh thuận lợi và khả năng sáng tạo. Hiện, Thuỵ Sĩ là một trong những nước có tỷ lệ bằng sáng chế trên bình quân đầu người cao nhất toàn cầu.

(Theo CNBC, VOA)

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới