Thứ sáu, 22/11/2024
27 C
Ho Chi Minh City

Nhật Bản sẵn sàng cung ứng vốn cho dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam

Trúc Đào

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

(KTSG Online) - Tại buổi làm việc giữa Bộ Tài chính hai nước Việt Nam và Nhật Bản hôm 11-3, đại diện Bộ Tài chính Nhật Bản cho biết, sẽ cung ứng vốn vào dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam, cũng như các dự án hạ tầng khác mà Việt Nam đang chuẩn bị triển khai.

Đề xuất phân quyền cho địa phương đầu tư kết cấu hạ tầng đường sắt. Ảnh: Minh Hoàng
Tại buổi làm việc giữa Bộ Tài chính Việt Nam và Nhật Bản, phía Nhật Bản cho biết sẽ cung ứng vốn cho dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam. Trong ảnh là một dự án đường sắt Việt Nam. Ảnh: Minh Hoàng

Đoàn công tác của Bộ Tài chính Việt Nam đã có buổi làm việc với Bộ Tài chính Nhật Bản và lãnh đạo các đối tác Nhật Bản vào ngày 11-3 vừa qua, để thúc đẩy hơn nữa hợp tác trong lĩnh vực tài chính, theo TTXVN.

Tại đây, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc thông tin về dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam với dự kiến tổng vốn đầu tư 67 tỉ đô la Mỹ, triển khai vào năm 2027. Trong đó, có khoảng 30% vốn sẽ được huy động từ vốn nước ngoài. Bộ mong mong muốn phía Nhật Bản sẽ tham gia cung ứng vốn cho dự án này.

Bộ Tài chính Nhật Bản cho biết, sẵn sàng tham gia vào dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam, cũng như các dự án hạ tầng khác mà Việt Nam đang chuẩn bị triển khai.

Cũng tại buổi làm việc, Bộ Tài chính Việt Nam và Nhật Bản đã trao đổi về tình hình hợp tác tài chính giữa hai nước trên một số lĩnh vực như thuế, hải quan, vay nợ, viện trợ, sử dụng nguồn vốn ODA. Hai bên cũng chia sẻ kinh nghiệm, các giải pháp để tăng khả năng quản lý, hoạt động chuyên môn của các đơn vị chức năng.

Hai bộ trưởng còn trao đổi về hợp tác tài chính đa phương như trong khuôn khổ ASEAN+3, tập trung vào các lĩnh vực như sáng kiến đa phương hóa sáng kiến Chiang Mai (CMIM) và tài chính rủi ro thiên tai (DRF) để ổn định tài chính khu vực..

Cùng ngày, đoàn công tác đã có các buổi làm việc với ông Masahiko Kato, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Ngân hàng Mizuho.

Bộ trưởng Hồ Đức Phớc nhấn mạnh, Việt Nam cần nguồn vốn lớn, đặc biệt các nguồn tài chính để thực hiện mục tiêu đã được Chính phủ Việt Nam cam kết tại Hội nghị các bên tham gia công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 26 (COP26), đưa phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Ông Masahiko Kato cho biết hiện có nhiều doanh nghiệp Nhật Bản mong muốn được mở rộng quy mô đầu tư vào Việt Nam. Ngân hàng Mizuho sẽ hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp này. Theo lãnh đạo Mizuho, ngân hàng này sẽ làm việc cụ thể hơn với Vietcombank để có thể cung cấp tín dụng xanh theo tiêu chuẩn ESG (môi trường- xã Hội và quản trị)...

11 BÌNH LUẬN

    • Nên xây là vừa, xuân vận vừa rồi trung quốc đón một lượng khách cực lớn du lịch và về quê. Mình xây sẽ giúp ích cho du lịch trong nước phát triển với khoảng cách vài trăm km đổ lại người ta sẽ chọn đường sắt.

  1. Đi từ Hà Nội vào Sài Gòn bằng tàu cao tốc 320 km/h hết 5-6 tiếng thì tôi sẽ chọn đường sắt vừa tiện lợi, vừa an toàn, vừa ngắm cảnh quan. Tính ra thời gian cũng bằng đi máy bay.

  2. Nhật Bản cho vay nhưng sử dụng công nghệ đường sắt cao tốc Trung Quốc rẻ mà chất lượng để người dân khỏi phải gánh khoản nợ cho vay lớn.

  3. Cần đẩy nhanh hơn nữa chứ không phải 2027, người dân mong chờ dự án này. Chính phủ cần quyết liệt hơn để có thể khởi công 2026.

  4. Nên làm cả Bắc vào Nam một giai đoạn luôn (đừng chia làm 02 giai đoạn như phương án dự kiến) và hợp tác với Nhật Bản toàn bộ (cả tài chính và công nghệ).

  5. Vốn Nhật Bản thì cũng tốt, tuy nhiên có hay không kèm điều kiện phải sử dụng công nghệ Nhật Bản? Công nghệ đường sắt cao tốc Nhật Bản chỉ chở khách, không đáp ứng nhu cầu chở hàng hóa lại yêu cầu chi phí vận hành bảo trì rất cao, đường sắt cao tốc của Việt Nam sẽ dễ biến thành cục nợ hàng năm mất cả chục tỷ USD. Tốt nhất có lẽ là dùng công nghệ của Đức vừa chở hàng vừa chở được khách, lại có chi phí vận hành khá tiết kiệm, gần đây Siemens cũng nêu sẵn sàng chuyển giao một số công nghệ cho Việt Nam.

  6. Cần đấu thầu quốc tế. Công nghệ & chất lượng Nhật tốt thật , nhưng giá trên trời. Công nghệ TQ đã tiến vượt bậc rồi, giá cả rẻ hơn nhiều. Cần minh bạch trong đấu thầu.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới