(KTSG Online) - Bộ Nội vụ đã thống nhất với Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về thời điểm tăng lương tối thiểu năm 2024 vào ngày 1-7.
- Nợ lương, chậm lương: Khi bên này cố đòi, bên kia cố né chi trả
- Phương án lương tối thiểu vùng được đề xuất trình vào cuối năm
Bộ Nội vụ cũng đề nghị cơ quan này rà soát việc điều chỉnh lương tối thiểu phải đảm bảo theo đúng quy định tại khoản 3 Điều 91 Bộ luật Lao động năm 2019. Đây là thông tin được đăng tải trên trang web xaydungchinhsach.chinhphu.vn.
Các mức lương tối thiểu tháng theo 4 vùng gồm vùng I: 4.960.000 đồng/tháng; vùng II: 4.410.000 đồng/tháng; vùng III: 3.860.000 đồng/tháng và vùng IV: 3.450.000 đồng/tháng.
Mức lương này tăng từ 200.000-280.000 đồng (tương ứng tỷ lệ bình quân 6%) so với mức lương tối thiểu hiện hành. Mức điều chỉnh lương tối thiểu này cao hơn khoảng 2% so với mức sống tối thiểu của người lao động đến hết năm 2024. Điều này sẽ giúp đảm bảo mức sống tối thiểu năm 2025.
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cũng nêu ra mức lương tối thiểu theo giờ được điều chỉnh tăng theo 4 vùng gồm vùng I: 23.800 đồng/giờ; vùng II: 21.200 đồng/giờ; vùng III: 18.600 đồng/giờ và vùng IV: 16.600 đồng/giờ.
Theo bộ, đối với người lao động hiện nay đang hưởng mức lương thấp hơn mức lương tối thiểu thì được điều chỉnh lại để đảm bảo không thấp hơn mức lương tối thiểu mới. Đối với người lao động đã được trả lương bằng hoặc cao hơn đối với mức lương tối thiểu sau khi tăng này thì việc điều chỉnh lương thực hiện theo các cam kết, thỏa thuận của các bên ghi trong thỏa ước lao động tập thể, hợp đồng lao động, quy chế của doanh nghiệp.
Nên áp dụng mức tăng không đều cho các đối tượng khác nhau. Những người có mức thu nhập cao (>11 triệu đồng/ tháng, mức bắt đầu đóng thuế thu nhập CN) thì không tăng hoặc tăng thấp. Ưu tiên cho những đối tượng có mức thu nhập thấp, dưới ngưỡng tối thiểu, không đủ sống mong gì sống vui sống khỏe ? Nhất là những người về hưu sớm, lớn tuổi, chịu nhiều áp lực gánh nặng an sinh xã hội vì những lý do lịch sử… Không nên cứng nhắc, dựa vào nguyên tắc đóng nhiều hưởng nhiều, và ngược lại. Bởi lẽ, lương và thu nhập ở ta là bài toán kế thừa qua nhiều thế hệ lịch sử, vừa phức tạp, vừa đa dạng, phải có định hướng xử lý nhân văn trước hết, sau đó mới tính đến chuyện công bằng.