Thứ sáu, 22/11/2024
27 C
Ho Chi Minh City

Hỗ trợ vốn chuyển đổi sang xe buýt điện, xe năng lượng xanh

Bình Dương

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

(KTSG Online) - Để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang xe điện, Hà Nội và TPHCM có đề xuất một số giải pháp, trong đó có việc hỗ trợ tài chính và ưu đãi cho vay với các doanh nghiệp.

Hai thành phố lớn nhất cả nước lên các giải pháp thúc đẩy chuyển đổi sang xe điện. Ảnh: Đạt Thành

Tại buổi tọa đàm ngày 21-8, ông Thái Hồ Phương, Giám đốc Trung tâm Quản lý và điều hành giao thông công cộng (Sở Giao thông Vận tải Hà Nội), cho biết thành phố có lộ trình chuyển đổi, chia thành các giai đoạn, TTXVN đưa tin.

Hiện tại, địa phương này sẽ ưu tiên sử dụng 50% xe buýt điện kết hợp 50% xe buýt LNG/CNG, tiếp đến là phương án 70% xe buýt điện và 30% xe buýt LNG/CNG, cuối cùng là chuyển đổi 100% xe buýt điện vào năm 2040.

Tại TPHCM, ông Lê Hoàn, Phó Giám đốc Trung tâm Quản lý giao thông công cộng, cho hay thành phố cũng có lộ trình chuyển đổi chia thành các giai đoạn.

Từ năm 2025-2029, TPHCM sẽ ưu tiên chuyển các phương tiện sang xe điện, sử dụng xen kẽ xe buýt dụng nhiên liệu xanh. Đến năm 2030, 100% xe buýt trên địa bàn thành phố sử dụng năng lượng xanh.

Để hiện thực hóa mục tiêu này, cả Hà Nội và TPHCM cần xây dựng kế hoạch chi tiết, triển khai các biện pháp, phân công trách nhiệm cho từng đơn vị, đề xuất các chính sách hỗ trợ.

Cụ thể, kế hoạch chuyển đổi sẽ phải linh hoạt điều chỉnh tỷ lệ các loại xe buýt, phù hợp với điều kiện hạ tầng và nguồn điện tại từng thời điểm. Các tuyến buýt mới sẽ ưu tiên sử dụng phương tiện xanh.

Ông Phương đề xuất cần huy động nhiều nguồn lực để thực hiện kế hoạch trên, gồm ngân sách nhà nước dành cho chi phí chuyển đổi và trợ giá và vốn đầu tư từ doanh nghiệp cho mua xe và xây dựng hạ tầng.

Hà Nội đưa ra một số giải pháp như hoàn thiện hệ thống định mức, đơn giá, đầu tư cơ sở hạ tầng và áp dụng các biện pháp hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp. Phía TPHCM cũng đề xuất hỗ trợ 50% lãi suất với vốn vay đầu tư xe buýt sử dụng năng lượng xanh và đầu tư xây dựng lắp đặt, vận hành các trạm sạc.

Việc chuyển đổi sẽ đòi hỏi có nguồn lực lớn, các doanh nghiệp sẽ rất cần sự hỗ trợ về vốn từ Nhà nước để đảm bảo tiến độ thực hiện. Ngoài ra, các bộ, ngành cũng cần xây dựng hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật, quy định về giá cả, bố trí mạng lưới điện, tạo sự thống nhất và tiện lợi cho người dùng.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới