Thứ bảy, 9/11/2024
35.6 C
Ho Chi Minh City

Những điểm nhấn của thị trường smartphone 2012 và xu hướng 2013

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Những điểm nhấn của thị trường smartphone 2012 và xu hướng 2013

Năm 2012 là một năm thị trường smartphone chứng kiến nhiều sự thay đổi cả về hình thức lẫn cấu hình bên trong của các thiết bị. Trong bài viết này, mời các bạn cùng nhìn lại những điểm nhấn của thị trường smartphone năm 2012, đồng xem qua một số xu hướng dành cho smartphone mới của năm 2013.

Những điểm nhấn của thị trường smartphone 2012 và xu hướng 2013
Ảnh minh họa: Tinhte.vn

Điểm nhấn năm 2012

1. Màn hình trên 4,3 inch và độ phân giải HD 720p chiếm ưu thế

Từ khoảng cuối năm 2011, đầu năm 2012, những mẫu điện thoại có màn hình vào khoảng 4 inhc đến 4,5 inch có mặt rất nhiều trên thị trường, có thể kể đến một số cái tên như Samsung Galaxy S II, Sony Xperia S, Xperia P, HTC Sensation và nhiều model khác của năm trước đó vẫn còn được kinh doanh. Tất nhiên là chúng ta vẫn thấy các máy to như HTC Titan, Sensation XL, Samsung Galaxy Note I, Dell Streak, tuy nhiên chúng không đông đảo như những thiết bị nhỏ gọn hơn. Tuy nhiên, sau đó, HTC và LG lần lượt ra mắt hai sản phẩm chủ lực mới của mình là One X và Optimus 4X HD, cả hai đều sử dụng màn hình có kích thước từ 4,7 inch trở lên. Đến tháng 5, tới lượt Samsung tiếp bước với Galaxy S III được trang bị màn hình 4,8", sau đó là hàng loạt các máy như Nexus 4, Optimus G, One X+... Ở mảng phablet, chúng ta có Optimus Vu/Vu II, Galaxy Note II và HTC Butterfly ra mắt trong giai đoạn nửa cuối 2012 với màn hình từ 5 inch trở lên.

Các kích thước màn hình to như thế này giúp việc sử dụng máy được thoải mái hơn, chúng ta có thêm không gian để xem nội dung, lướt web, cải thiện trải nghiệm nghe nhìn trên thiết bị di động. Có thể thấy rằng xu hướng của người tiêu dùng càng ngày càng yêu thích màn hình lớn. Ngay cả Apple, một công ty đã duy trì kích thước 3,5 inch cho chiếc iPhone từ những năm 2007 cũng phải chuyển mình và sử dụng tấm nền 4 inch cho iPhone 5 - thiết bị mới nhất của họ, một nước đi có thể xem là phù hợp với thị hiếu của thị trường smartphone toàn cầu. Hay như Nokia cũng thế, từ chiếc Lumia 900 với màn hình 4,3 icnh đã được nâng thành con số 4,5 inch trên Lumia 920. Như vậy, xu hướng phóng to màn hình không chỉ dừng lại ở smartphone Android mà nó ảnh hưởng đến tất cả những hệ điều hành di động lớn hiện nay.

Những chiếc máy được đề cập ở trên chủ yếu nằm trong phân khúc cao cấp, tuy nhiên lĩnh vực các điện thoại thông minh phổ thông và rẻ tiền cũng không nằm ngoài quy luật màn hình lớn. Nếu như năm 2011 các thiết bị giá rẻ và đại chúng sử dụng tấm nền 3,2 inch đến 3,5 inch thì đến năm 2012, chúng đã được nâng lên thành con số 3,7- 4 inch hay thậm chí là lớn hơn. Chúng ta có thể lấy ví dụ như dòng L-Series của LG chẳng hạn, chỉ trừ mẫu L3 ra, còn lại L5, L7 và L9 đều sử dụng màn hình từ 4 inch đến 4,7 inch. HTC thì có Desire X, Desire V, One V, One S, Windows Phone 8S, trong khi Samsung thì tung ra Galaxy Ace 2, Galaxy S III Mini, Ace Duos. Về phía Sony, hãng đã trình làng Xperia V, Xperia J. Tuy nhiên, xu hướng phóng to màn hình ở những sản phẩm này không rõ ràng như ở các sản phẩm cao cấp.

Về mặt độ phân giải, trên các smartphone cao cấp, con số 1280 x 720 hay 1280 x 768 không còn là một cái gì đó quá lạ lẫm và phải khiến người ta trầm trồ như năm 2011. Tất cả mọi điện thoại chủ lực của tất cả ông lớn trên thị trường như Nokia, HTC, Samsung, Apple, LG, Sony đều sử dụng tấm nền HD 720p, giúp mang lại hình ảnh sắc nét hơn, đẹp mắt và mịn màng hơn. Tuy nhiên, công nghệ thì không bao giờ dừng lại cả, đến quý cuối năm 2012 chúng ta thấy sự xuất hiện của một số mẫu smartphone mới dùng tấm nền Full-HD 5 inch, ví dụ như HTC "bươm bướm" (Butterfly) là một cái tên được nhiều người chú ý nhất. Đây cũng sẽ là xu hướng trong năm 2013 mà bạn có thể xem thêm ở phần bên dưới.

Công nghệ thiết kế màn hình liền với lớp cảm ứng (in-cell) cũng là một trong những điểm đáng chú ý của thị trường smartphone trong năm 2012. Những thiết bị tiêu biểu dùng loại công nghệ này đó là iPhone 5, Nexus 4, LG Optimus G. Mặc dù chưa có mặt trên thật nhiều smartphone nhưng việc ép dính lại như thế này cho cảm giác đẹp mắt hơn, hình ảnh nổi hơn, ngoài ra nó còn giúp giảm độ phản chiếu khi sử dụng điện thoại dưới nguồn sáng mạnh cũng như giảm độ dày tổng thể cho máy. Thế nhưng cái gì cũng có hai mặt của nó cả. Việc sản xuất liền mạch một tấm màn hình như thế khiến việc thay thế trở nên khó khăn và đắt tiền hơn.

2. Vi xử lí bốn nhân chiếm lĩnh hầu hết smartphone cao cấp

Đây là một điều hết sức rõ ràng. Hồi đầu năm, NVIDIA tung ra thị trường SoC đầu tiên sử dụng bốn nhân xử lí Tegra 3, theo sau đó là sự có mặt của con chip này trên rất nhiều máy như HTC One X, LG Optimus 4X HD, Optimus Vu, một vài máy ZTE, Fujitsu. Samsung cũng có SoC bốn nhân do chính mình sản xuất: Samsung Exynos 4 Quad, có mặt trên những cái tên đình đám như Galaxy S III, Galaxy Note II. Trong nửa cuối năm 2012, đến lượt Qualcomm nhảy vào thị trường chip xử lí di động lõi tứ với SoC Snapdragon S4 Pro được sử dụng trên Optimus G, Nexus 4, HTC Butterfly, Pantech Vega R3,... Hiệu năng do chip bốn nhân mang lại cao hơn so với những dòng chip hai nhân và đơn nhân trước đó, giúp phát huy mạnh mẽ tiềm năng tính toán trên một thiết bị, máy chạy mượt mà hơn, nhanh hơn.

Ở tiêu đề của phần này mình dùng chữ "hầu hết", tức là vẫn có những smartphone cao cấp nhưng không chạy CPU lõi tứ, điển hình như loạt Xperia 2012 của Sony chẳng hạn. Xperia S/SL và Xperia T chính là các sản phẩm mũi nhọn của công ty trong năm ngoái, thế nhưng chúng đều chỉ dùng CPU hai nhân mà thôi. Các máy Windows Phone cũng thế, từ hồi Windows Phone 7, Microsoft không hỗ trợ SoC đa nhân, mãi đến khi Windows Phone 8 được công bố thì những thiết bị dùng hệ điều hành này mới bắt đầu rục rịch di chuyển lên lõi kép (Lumia 920, Samsung ATIV S, HTC 8X) là những ví dụ rõ nhất). Tuy nhiên, không phải vì thế mà hiệu năng của những máy hai nhân bị chê bai, ngược lại, chúng vẫn có thể đáp ứng hầu hết những tác vụ thường ngày một cách tuyệt vời. Nhưng dù sao đi nữa thì số lượng smartphone cao cấp dùng chip hai nhân vẫn ít hơn so với bốn nhân. Thay vào đó, chúng tìm được chỗ đứng cho mình ở phân khúc tầm trung.

3. Pin đang được chú ý hơn

Một trong những điều người dùng rất băn khoăn khi chọn mua smartphone đó là pin của thiết bị có thể kéo dài được bao lâu. Một thiết bị rất mạnh mẽ, hiệu năng tuyệt vời nhưng pin chỉ dùng được khoảng nửa ngày thì thật là một điều đáng thất vọng. Các máy chạy chip Tegra 3 đời đầu bị chê là hao pin hơn người dùng mong đợi. Đến khi Samsung với Exynos 4 Quad ra đời cùng với sự xuất hiện của chip Qualcomm Snapdragon S4 Pro thì mức độ tiêu thụ điện năng của smartphone mới được giảm lại. Các máy chạy Tegra 3 đời sau như One X+ cũng đã cải thiện được tình hình.

Những nhà sản xuất thiết bị cũng rất chú trọng đến yếu tố thời gian sử dụng nên việc quảng bá các smartphone luôn đi kèm theo lời giới thiệu về pin, một điều hiếm thấy trong năm 2011. Samsung mang lên chiếc Galaxy S III của mình viên pin dung lượng 2100mAh, Note II là 3100mAh. HTC thì trang bị cho One X+ pin 2100mAh, LG cũng làm động thái tương tự cho Optimus G, Nexus 4, Optimus 4X HD. Nhờ vậy mà chúng ta có thể thoải mái sử dụng chiếc điện thoại của mình để lướt web, chơi game, nghe nhạc, xem phim mà không phải lúc nào cũng kè kè bên mình cục sạc. Mặc dù chưa thể đạt được mức sử dụng 2 ngày với cường độ sử dụng lớn nhưng sự cải tiến về pin cũng là rất đáng ghi nhận xuyên suốt năm 2012.

4. Android chiếm thị phần lớn nhất

Theo số liệu từ công ty nghiên cứu thị trường IDC, tính đến quý 3 năm 2012, Android đang nắm trong tay 75% thị phần smartphone toàn cầu, tức chiếm 3/4 số điện thoại thông minh hiện có. Đứng thứ hai là iOS của Apple với 14,9% thị phần. Android có được sự thành công như vậy là nhờ sự xuất hiện của nó trên tất cả các phân khúc smartphone, từ những chiếc điện thoại giá rất rẻ nhắm đến những người tiêu dùng bình dân như Galaxy Y, LG Optimus L3 cho đến những smartphone cao cấp, mũi nhọn mà chúng ta đã biết đến qua hàng loạt cái tên ở trên. Android thu hút được người sử dụng không chỉ bằng giá mà còn vì hệ sinh thái ứng dụng phong phú của mình với hơn 700.000 ứng dụng (tính đến đầu tháng 11 năm 2012), trong đó có rất rất nhiều app miễn phí nhưng vẫn đủ phục vụ cho nhiều nhu cầu khác nhau. Trong khi đó, Apple với iOS chỉ xuất hiện độc quyền trên các đời iPhone với giá tương đối cao nên chuyện iPhone không phổ biến bằng là điều hoàn toàn có thể hiểu được. Số liệu cho quý 4 có lẽ phải mất ít lâu nữa mới xuất hiện, tuy nhiên việc Android đứng đầu là điều hoàn toàn chắc chắn.

Thị trường smartphone Quý III 2012 (Đơn vị tính: triệu chiếc)

5. Chú trọng đến các tính năng hướng người tiêu dùng, bớt tiếp thị bằng cấu hình

Nếu như trong năm 2011, chúng ta thường nghe các hãng sản xuất smartphone giới thiệu rằng thiết bị của họ có vi xử lí nhiều nhân, mạnh hơn đời trước bao nhiêu phần trăm, thông số benchmark ấn tượng thế này thế kia, thì sang năm 2012, xu hướng này đã giảm hẳn. Các nhà sản xuất tập trung phát triển và giới thiệu đến người dùng những tính năng thiết thực của điện thoại và làm thế nào để chúng có thể giúp ích được cho đời sống hằng ngày của người dùng. Thật sự mà nói đối với phần lớn khách hàng, họ không quan tâm máy mạnh tới đâu, họ chỉ xem là nó phục vụ được những gì. Chính vì thế, nước đi như trên là điều hoàn toàn đúng đắn.

Một ví dụ có thể thấy rõ đó là Samsung. Khi ra mắt chiếc Galaxy S III, Samsung không quá tập trung vào việc quảng cáo cho con chip Exynos 4 Quad trên máy, thay vào đó hãng giới thiệu hàng loạt tính năng thú vị và hữu ích như Direct Call, Smart Stay, Smart Alert, Popup Video, S Voice, Voice Unlock, S Beam. Thậm chí hãng còn cho biết tính năng này thì sẽ phát huy tác dụng trong trường hợp nào và lợi ích trực tiếp nó mang lại. Đây chính là những thứ người dùng cần và họ quan tâm, chứ không phải là hàng loạt các thông số hào nhoáng.

HTC cũng có thể lấy làm ví dụ như là một trong những hãng đi tiên phong trong xu hướng này. Khi giới thiệu One X, hãng không nói nhiều về con chip Tegra 3 mà hãng cho biết là nhờ sức mạnh của nó, người dùng có được những trải nghiệm camera thật tốt: chụp ảnh liên tục, vừa chụp vừa quay, hiệu ứng chụp với dải tương phản rộng (HDR). LG, Sony khi ra mắt những chiếc Optimus 4X HD, Optimus Vu/Vu II, Xperia T/V/J cũng không nằm ngoài xu hướng này. Apple cũng như thế, họ nói iPhone của mình có thể chạy được ứng dụng này ứng dụng nọ, dùng cho trường hợp này, mục đích này, kho ứng dụng của họ có thể đáp ứng được gì cho khách hàng.

6. Đám mây di động trở nên phổ biến hơn

Smartphone đang dần phổ biến hơn, kéo theo đó là nhu cầu về việc sử dụng các dịch vụ lưu trữ đám mây cũng gia tăng. Người tiêu dùng muốn xem lại những tập tin mà mình đã biên tập trên máy tính ở bất kì nơi nào bằng smartphone thì cách dễ dàng nhất là thông qua các trang lưu trữ trực tuyến. Theo Qualcomm, trong vòng hai năm, một người dùng smartphone có kết hợp với một dịch vụ cloud sẽ tiêu thụ lượng nội dung gấp hai lần so với việc chỉ lưu nội bộ trên bộ nhớ 8GB của điện thoại.

Chúng ta cũng có thể thấy được xu hướng này khi các hãng sản xuất điện thoại thông minh tặng dung lượng lưu trữ cho khách hàng mua máy mới. HTC, Samsung thì hợp tác với Dropbox và dung lượng có thể lên đến 25GB, 50GB, Sony và LG thì lại bắt tay cùng Box và dung lượng cũng đạt mức 50GB miễn phí. Microsoft với các máy Windows Phone cũng có nền tảng đám mây của riêng mình là SkyDrive với dung lượng miễn phí 7GB. Không gian lưu trữ rộng lớn, lại thêm việc được "tặng" miễn phí đã thúc đẩy người dùng tiếp cận nhiều hơn với những dịch vụ như thế. Đến tháng 6 năm ngoái, Google cũng đã nhảy vào lĩnh vực này với việc giới thiệu Google Drive cùng loạt app tương thích cho Android và iOS. Thật sự mà nói thì chúng cũng đã giúp cho việc đồng bộ nội dung xuyên suốt nhiều thiết bị dễ dàng hơn, không chỉ giữa smartphone với PC mà còn với tablet, một thiết bị đang dần phổ biến hơn trong năm 2012.

Apple thì có dịch vụ đám mây iCloud, mặc dù cách hoạt động của nó không giống như Dropbox hay Box nhưng về cơ bản, iCloud cũng là một nơi đồng bộ tập tin, tài liệu và thậm chí là cấu hình cho game, ứng dụng. Chỉ có điều Apple khó khăn hơn khi không cho phép người dùng sử dụng iCloud như một ổ đĩa bình thường, việc tương tác chủ yếu phải thông qua các ứng dụng cài trên iPhone.

Xu hướng năm 2013

1. Màn hình sẽ tiếp tục gia tăng kích thước

Năm 2012, chúng ta đã thấy sự xuất hiện của nhiều máy từ 4,3 inch đến 4,7 inch, còn trong năm nay, xu hướng màn hình lớn 5 inch sẽ được nhiều nhà sản xuất thiết bị áp dụng. Đầu năm 2013, Sony đã tung ra sản phẩm Xperia Z vốn được đồn đại bấy lâu nay và sử dụng tấm nền 5 inch Full-HD 1008p. ZTE cũng trình làng chiếc Grand S, smartphone 5 inch Full-HD mỏng nhất hiện nay trên thị trường. Huawei cũng có một chiếc 5 inch là Ascend D2, thậm chí hãng này còn tiến xa hơn một bước nữa khi công bố mẫu Ascend Mate với màn hình lên đến 6,1 inch. Lenovo thì góp mặt với mẫu K900, thiết bị di động dùng vi xử lí Intel Clover Trail+ và màn hình 5,5 inch Full-HD. Samsung trước đây đã có Galaxy Note II màn hình 5,5 inch và nhiều khả năng hãng sẽ cập nhật sản phẩm này trong năm 2013.

Mặc dù hiện giờ chỉ mới là đầu năm thôi nhưng chúng ta đã thấy được hàng loạt smartphone màn hình lớn trên 5 inch rồi, chắc chắn xuyên suốt năm 2013 thì những mẫu thiết bị tương tự sẽ càng xuất hiện nhiều hơn nữa. Có thể đến một thời điểm nào đó trong năm, các smartphone 5 inch Full-HD sẽ phổ biến hệt như những gì mà màn hình 4,7 inch 720p đã làm được trong năm ngoái. Như đã nói ở trên, màn hình to hơn cung cấp cho người dùng thêm không gian để làm việc, giải trí, duyệt web, chơi game và nhiều tác vụ quan trọng khác khi xài smartphone.

Màn hình to ra thì nhiều người sẽ cảm thấy thích thú thật, nhưng có một câu hỏi được đặt ra cho những nhà sản xuất: làm thế nào để người dùng vẫn có thể sử dụng máy trên 5 inch một cách thuận tiện, không bị cấn, quá khổ đến mức không thể cầm trong tay hay... không bỏ được vào túi quần? Xét cho cùng thì điện thoại di động là một thứ rất cần phải mang theo trong người, chúng ta không bỏ smartphone vào túi xách, ba lô như máy tính bảng được, nên các hãng làm smartphone sẽ phải tìm ra cách nào đó để giải quyết vấn đề này. Một giải pháp có thể sẽ được áp dụng đó là làm viền màn hình mỏng lại, tương tự như những chiếc Motorola Droid ZARZ HD hay Droid ZARZ Maxx HD. Mặc dù có màn hình 4,7 inch nhưng kích thước các máy này rất nhỏ gọn bởi màn hình viền mảnh và tràn ra đến tận mép máy.

2. Máy ảnh trên smartphone sẽ có nhiều tính năng mới

Năm 2012, HTC và Samsung đã gây ấn tượng mạnh cho thị trường smartphone bởi những công nghệ chụp ảnh mà họ đưa vào những sản phẩm của mình. Xu hướng đó có thể sẽ tiếp tục được phát triển hơn nữa trong năm 2013. Càng ngày người dùng càng chụp nhiều ảnh hơn bằng smartphone vì sự tiện lợi, mọi lúc mọi nơi của nó. Người ta muốn camera trên điện thoại có chất lượng cao hơn và vẫn phải cung cấp nhiều tính năng tùy chỉnh để phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau

Mới đây, Sony với Xperia Z đã giới thiệu khả năng chụp ảnh rất ấn tượng. Bình thường, việc ghi lại hình ảnh với độ tương phản rộng (HDR) phải trải qua giai đoạn chụp ba tấm ảnh với độ phơi sáng khác nhau, sau đó ghép lại, tương đối tốn thời gian với những smartphone trước đây. Còn với Xperia Z, nhờ vi xử lí mạnh mẽ và cảm biến Exmor RS mới, Sony quảng cáo máy có thể luôn bật chế độ HDR khi chụp ảnh với thời gian xử lí cực nhanh. HDR thậm chí cũng áp dụng cho cả việc quay phim nữa. Đây chỉ là một trong số những tính năng mà chúng ta có thể mong đợi trên những smartphone của năm 2013, ngoài ra thì nhiều khả năng tốc độ chụp liên tục sẽ được tăng lên, hiệu năng chụp thiếu sáng tốt hơn, camera được bổ sung thêm nhiều tùy chỉnh hơn,...

Bên cạnh đó, chúng ta cũng phải chờ xem Nokia với công nghệ chụp ảnh PureView sẽ mang lại bất ngờ gì nữa bên cạnh sensor 41MP của chiếc PureView 808, khả năng chống rung/chụp thiếu sáng ấn tượng ở Lumia 920 mà công ty đã giới thiệu trong năm qua.

3. Nhiều hệ điều hành gia nhập thị trường smartphone

Trong năm 2012, ba cái tên được nhắc đến nhiều đó là Android, iOS và Windows Phone, tất nhiên là cũng có những OS di động khác như Bada, Symbian góp mặt nhưng vị thế của các máy này không thật sự nổi bật. Thế nhưng trong năm 2013, thị trường smartphone sẽ trở nên phong phú hơn rất nhiều bởi sự xuất hiện của hệ điều hành mới và sau đây là một số ví dụ.

Firefox OS, hệ điều hành smartphone do Mozilla xây dựng, được cho là sẽ xuất hiện ở Brazil ngay trong quý 1 này. Đây là một hệ điều hành dựa trên nền HTML5, nhờ vậy các ứng dụng của nó có thể linh hoạt chuyển đổi sang thiết bị khác mà không bị ràng buộc bởi bất kì hệ điều hành nào. Trong tương lai Firefox OS sẽ được cài sẵn khoảng 15 ứng dụng mặc định bao gồm: email, calendar, camera, trình duyệt web... và mỗi ứng dụng đều hiển thị bởi một icon riêng biệt hỗ trợ chế độ chạm để phóng to (pinch-to-zoom), ngoài ra ngưới dùng còn có thể vận hành các chương trình lưu trữ ngay trên máy mà không cần kết nối mạng.

Một cái tên mới khác trong thời gian gần đây là Ubuntu OS của Canonical, hãng phát triển bản distro Linux Ubuntu nổi tiếng. Về cơ bản, Ubuntu OS được xây dựng dựa trên những kernel Android sẵn có, vì vậy nền tảng này mặc dù được cài đặt lên chiếc máy thuần Android là Galaxy Nexus, nhà phát triển hứa hẹn nó vẫn sẽ tận dụng tối đa sức mạnh của chiếc smartphone Nexus. Bên cạnh đó, với việc tương thích tốt với những thiết bị sử dụng vi xử lí x86 hoặc ARM, các hãng OEM sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi hơn trong việc đưa ra quyết định cài sẵn Ubuntu OS lên những chiếc máy của họ trong tương lai.

Ngay ngày đầu năm 2013, trang tin Yomiuri (Nhật Bản) cho biết Samsung sẽ bán ra chiếc điện thoại chạy hệ điều hành Tizen đầu tiên trong năm nay ở Nhật, thông qua nhà mạng NTT Docomo, một đối tác của dự án này. NTTDocomo hiện đang là nhà mạng di động lớn nhất xứ hoa anh đào. Dự án Tizen được điều hành bởi Linux Foundation và được phát triển bởi Intel và Samsung. Bên cạnh đó, tham gia phát triển dự án mở nền Linux mới này còn có những công ty khác như ACCESS, Panasonic Mobile, NEC Casio, NTT Docomo, Samsung, SK Telecom, Telefonica và Vodafone. Tizen sẽ tập trung vào các ứng dụng được viết trên HTML5 và hỗ trợ nhiều thiết bị, từ tablet, smartphone, các thiết bị cầm tay, TV thông minh và hệ thống giải trí trên xe hơi. Linux Foundation cũng đang khuyến khích các nhà phát triển phầm mềm cho nền tảng mở MeeGo chuyển sang Tizen, với niềm tin rằng ứng dụng nền HTML5 sẽ là của tương lai.

Ngoài ra, cả thế giới cũng đang mong chờ sự quay trở lại của RIM với hệ điều hành BlackBerry 10. Hệ điều hành này đã được RIM tiếp thị, quảng cáo trong một thời gian dài và ai cũng mong chờ đến cuối tháng Giêng để xem OS này thật sự hoạt động ra sau. BlackBerry 10 sẽ xuất hiện trước hết trên hai thiết bị, một chiếc dùng màn hình cảm ứng hoàn toàn, một chiếc có bàn phím QWERTY truyền thống của BlackBerry. BlackBerry 10 hứa hẹn sẽ thân thiện với cả người tiêu dùng bình thường cũng như nhóm khách hàng doanh nghiệp nhờ những tính năng bảo mật, làm việc, hợp tác được tích hợp sẵn. Có khả năng BlackBerry 10 sẽ trở thành một điểm nhấn cho năm 2013 bởi nó đánh dấu bước chuyển mình rất mạnh mẽ của RIM.

Với những hệ điều hành mới nói trên, việc tranh giành thị phần với Android, iOS, Windows Phone không phải là chuyện một sớm một chiều bởi phải có thời gian để hệ sinh thái ứng dụng, phụ kiện đi liền với OS được phát triển, cũng như phải có thời gian để các nhà sản xuất cải tiến và đưa ra thị trường thiết bị mới. Tuy nhiên, chúng cũng sẽ ít nhiều gây khó khăn cho thị trường smartphone vốn đang bị thống lĩnh bởi những cái tên lâu đời. Còn về phía người tiêu dùng, chúng ta sẽ có thêm nhiều lựa chọn hơn khi cần mua smartphone, được trải nghiệm những tính năng mới trước nay chưa từng có. Năm 2013 sẽ là năm cạnh tranh khốc liệt của các nền tảng hệ điều hành di động.

4. Android sẽ tiếp tục phát triển hơn nữa

Như các bạn cũng đã thấy, tất cả các điện thoại đình đám ra mắt vào đầu năm 2013 đều hoạt động dựa trên hệ điều hành Android. Xu hướng này sẽ còn tiếp tục duy trì bởi mới đây, cả HTC, Samsung, LG và Sony đều tuyên bố chọn Android làm nền tảng để họ tập trung nỗ lực của mình. Android phù hợp với nhiều người, nhiều đối tượng khác nhau, có thể cài đặt trên mọi phân khúc sản phẩm, giúp nhà sản xuất kiếm được tiền từ những người dùng bình dân ít tiền cho đến những người đam mê công nghệ sẵn sàng bỏ một khoảng lớn để được trải nghiệm các sản phẩm mới nhất.

Ngoài ra, khả năng tùy biến cao cũng là điểm mạnh của nền tảng đến từ Google bởi các nhà sản xuất hoàn toàn có thể tạo ra giao diện tùy biến mang bản sắc riêng cho mình, tích hợp nhiều tính năng, phần mềm hữu ích nhằm tạo lợi thế cạnh tranh. Năm 2013 hứa hẹn người tiêu dùng sẽ thấy thêm được nhiều tính năng thú vị mới đến từ Sony, LG, Samsung, HTC cũng như các hãng làm máy Android nói chung.

5. Smartphone cao cấp chống nước

Từ trước đến nay, số lượng điện thoại thông minh có khả năng chống vào nước chỉ

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới