Thứ ba, 24/12/2024
27 C
Ho Chi Minh City

Bộ Nông nghiệp: Tăng trưởng giá trị lâm nghiệp trên cơ sở giữ vững diện tích rừng

Nam Nguyên

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

(KTSG Online) - Quy hoạch ngành lâm nghiệp Việt Nam đặt mục tiêu cân bằng giữa bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế. Cụ thể, tỷ lệ che phủ rừng sẽ được duy trì ở mức 42-43%, đồng thời giá trị xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản sẽ tiếp tục tăng trưởng và đạt 25 tỉ đô la Mỹ vào năm 2030.

Theo Cục Lâm nghiệp, mục tiêu của quy hoạch là cho ngành lâm nghiệp trở thành một ngành kinh tế, kỹ thuật, phát huy tiềm năng và lợi thế của tài nguyên rừng. Ảnh: TL.

Ngày  9-10, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) tổ chức Hội nghị Công bố quyết định phê duyệt Quy hoạch Lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, theo Cổng thông tin điện tử Bộ NN&PTNT.

Theo đó, Bộ NN&PTNT đề nghị các tỉnh, thành phố rà soát quy hoạch lâm nghiệp để tích hợp vào quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương gắn với các cơ chế, chính sách. Địa phương cần phát huy được đa giá trị lâm nghiệp, qua đó sẽ tạo sinh kế, giảm bớt được sự xâm hại với rừng.

Theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan, quy hoạch không phải tư duy phân bổ diện tích, phân bổ loại rừng mà là chuyển từ tư duy quản lý sang tư duy quản trị để thu hút đầu tư vào rừng, từ đó phát huy được giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng. Quy hoạch chính là hình ảnh mong muốn của địa phương.

Qua đó, các nhà đầu tư thấy được tiềm năng của địa phương để cùng tham gia phát triển. Quy hoạch chính là động lực thu hút nhà đầu tư.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan đề nghị các tỉnh, thành phố rà soát quy hoạch lâm nghiệp để tích hợp vào quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội của địa phương gắn với các cơ chế, chính sách. Địa phương cần phát huy được đa giá trị lâm nghiệp, qua đó sẽ tạo sinh kế, việc làm cho người dân địa phương, giảm bớt được sự xâm hại với rừng.

Theo Quy hoạch, ngành lâm nghiệp duy trì tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc ổn định từ 42-43%, tốc độ tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp bình quân năm đạt 5-5,5%. Giá trị xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản đạt 20 tỉ đô la Mỹ vào năm 2025 và 25 tỉ đô la vào năm 2030.

Sản lượng gỗ trong nước đạt 35 triệu m3 vào năm 2025 và nâng lên 50 triệu m3 vào 2030. Đến năm 2025, thu nhập từ rừng trồng sản xuất tăng 1,5 lần, thu dịch vụ môi trường rừng tăng bình quân 5%/năm. Giai đoạn 2021-2025 thu khoảng 3.500 tỉ đồng/năm, giai đoạn 2026-2030 thu khoảng 4.000 tỉ đồng/năm.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới