Thứ Năm, 25/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

AIIB báo hiệu Mỹ mất vị trí thống trị kinh tế toàn cầu

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

AIIB báo hiệu Mỹ mất vị trí thống trị kinh tế toàn cầu

Phúc Minh

AIIB báo hiệu Mỹ mất vị trí thống trị kinh tế toàn cầu
Với việc nhiều nước tham gia vào AIIB, Mỹ đang mất đi vị trí thống trị trong trật tự kinh tế toàn cầu mới – theo nhận định của cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ Lawrence Summers. Ảnh: WSJ

(TBKTSG Online) – Cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ Lawrence Summers ngày 7-4 nhận định, với việc nhiều nước tham gia vào Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) do Trung Quốc khởi xướng, Mỹ đang mất đi vị trí thống trị trong trật tự kinh tế toàn cầu mới.

Trong bài viết đăng trên tờ Wall Street Journal, ông Summers cho rằng một tháng qua có thể xem là thời khắc Mỹ mất đi vai trò bảo lãnh trong hệ thống kinh tế toàn cầu. Mỹ đã không thể thuyết phục các đồng minh truyền thống không gia nhập tổ chức quan trọng mới (AIIB), bắt đầu từ Anh.

Sự kiện trên có thể được ví như cú sốc Nixon năm 1971, đình chỉ khả năng quy đổi của đô la Mỹ ra vàng. Ông nói: “Tôi không thể nghĩ ra bất kỳ sự kiện có thể so sánh với sự kiện này”.

AIIB – Một thất bại mới của Mỹ?

Trước đó, Mỹ phản đối các nước gia nhập AIIB. Một trong những lý lẽ chủ chốt của chính quyền Obama là AIIB sẽ "phá hoại ngầm" Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) – được coi là những trụ cột chính của trật tự kinh tế thế giới do Mỹ thiết lập sau Thế chiến II.

Dù đã được lợi nhiều từ trật tự thời kỳ hậu chiến tranh nhưng giới lãnh đạo chính trị và kinh tế Mỹ đã và đang sử dụng triệt để các khả năng sẵn có để đảm bảo sự phát triển và bành trướng về kinh tế, chính trị trên phạm vi toàn cầu, nhất là khi tiềm lực của Mỹ suy giảm trong thời gian gần đây.

Trong thời kỳ hậu chiến tranh, Mỹ bênh vực cho chủ nghĩa thương mại tự do. Nay, những sáng kiến như quan hệ "Đối tác xuyên Thái Bình Dương" và những dàn xếp tương tự với châu Âu, Mỹ đang tìm cách bảo vệ vị trí độc quyền của các công ty Mỹ.

Với việc quy mô nền kinh tế Trung Quốc đang thách thức Mỹ dần dần và các thị trường mới nổi chiếm hơn một nửa sản lượng của thế giới, kiến trúc kinh tế toàn cầu đòi hỏi sự điều chỉnh đáng kể. Trong khi đó, áp lực chính trị bao trùm tất cả khía cạnh của Mỹ đã khiến nước này ngày càng thất bại.

Chủ yếu do trở ngại của đảng cánh hữu, chính phủ Mỹ không thể phê chuẩn kế hoạch cải cách quản trị IMF trong năm 2009, để bổ sung nguồn lực cho IMF và thúc đẩy niềm tin của mọi người đối với nền kinh tế toàn cầu.

Đồng thời, áp lực từ đảng cảnh tả dẫn đến một số ngân hàng phát triển hiện có phải đối mặt với những hạn chế trong việc đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng, mặc dù nhiều nước đang phát triển hiện đang phụ thuộc vào tài chính bên ngoài trong việc đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng.

Chính sách của Mỹ đã cản trở các nước khác muốn tiếp cận tài chính từ các tổ chức hiện hành. Vì vậy, gia nhập AIIB là sự lựa chọn rõ ràng của các nước.

Ông Summers cho rằng những sai lầm chiến lược và chiến thuật không phải trong một ngày, thất bại trên làm cho Mỹ phải đánh giá lại toàn diện phương pháp tiếp cận nền kinh tế toàn cầu của nước này.

Iran trở thành thành viên sáng lập mới của AIIB

Ngày 7-4, Bộ Tài chính Trung Quốc cho biết Iran đã được chấp thuận trở thành thành viên sáng lập của AIIB.

Động thái trên diễn ra vài ngày sau khi Iran ký thỏa thuận khung lịch sử với nhóm P5+1 (gồm các cường quốc Anh, Pháp, Nga, Mỹ, Trung Quốc và Đức) về chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Iran.

Đến nay, hơn 50 nước và vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc) đã nộp đơn gia nhập AIIB.

Ngày 15-4, Trung Quốc sẽ công bố danh sách các nước được phê chuẩn làm thành viên sáng lập của AIIB.

WB sẽ làm việc với AIIB để xóa nghèo

Trong bài diễn văn tại Washington (Mỹ) ngày 7-4, Chủ tịch WB Jim Yong Kim kêu gọi AIIB tuân thủ những tiêu chuẩn cao để giải quyết những vấn đề về môi trường và lao động, đồng thời cho biết ông sẽ làm việc với AIIB để xóa đói nghèo.

Ông Kim cho biết thế giới hiện có gần 1 tỉ người đang sống dưới mức 1,25 đô la Mỹ/ngày. Dù số liệu trên được xem là tiến bộ lớn trong vài thập kỷ qua nhưng “vẫn còn nhiều việc phải làm” để giảm số người sống trong cảnh nghèo đói và cần hàng ngàn tỉ đô la Mỹ để chấm dứt tình trạng nghèo đói.

Tuần sau, các quan chức hàng đầu của WB và IMF sẽ họp tại Washington để tìm cách giảm đói nghèo và cải thiện tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

Cùng ngày, IMF công bố báo cáo cho biết tăng trưởng kinh tế toàn cầu những năm tới có thể gây thất vọng cho cả các nước phát triển và các nước đang phát triển. Các tác giả báo cáo cho rằng tăng trưởng kinh tế tại các nước giàu sẽ bị kìm hãm do dân số già đi và vốn đầu tư hồi phục chậm sau cuộc suy thoái kinh tế năm 2007, dự báo nền kinh tế của các nước phát triển "sẽ tăng trưởng với tốc độ 1,6%/năm trong trung hạn. Tốc độ tăng trưởng tại các nền kinh tế đang phát triển cũng sẽ chậm lại vì dân số già đi hạn chế lực lượng lao động và đầu tư vẫn còn yếu.

Đọc thêm:

>> Trung Quốc với AIIB

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới